Cải trang thành nam giới để được đi chiến đấu
Khám phá những điều bí ẩn của bảo tàng Vault từ thời Liên Xô / Mối quan hệ kỳ lạ giữa Albania và Liên Xô cùng nhân tố Trung Quốc
Cắt tóc và mặc quần áo nam giới
Sinh ra và lớn lên ở Uzbekistan, từ khi còn trẻ, Aleksandra Rashchupkina đã yêu thích kỹ thuật, cô lái thành thạo ô-tô, máy kéo và máy gặt đập liên hợp. Trước năm 1941, Alexandra đã kết hôn và sinh hai đứa con, tuy nhiên, cả hai đều không sống được lâu. Khi Chiến tranh Vệ quốc bắt đầu, Rashchupkina đã có nhiều năm kinh nghiệm lái xe.
Tổ Quốc lâm nguy, người chồng xung phong ra mặt trận, Rashchupkina một mình ở lại hậu phương, nhưng cô luôn khao khát được tòng quân diệt giặc. Nhiều lần Alexandera tìm gặp các nhân viên của Ủy ban quân sự, thuyết phục họ cho cô ra tiền tuyến, nhưng vô ích; cả kinh nghiệm lái xe của Alexandra cũng không giúp được gì cho cô.
Sau một lần trở về nhà mà không có kết quả, Rashchupkina quyết định cắt tóc, bận bộ đồ nam giới và một lần nữa, đi đến văn phòng. Tự xưng danh là Alexander Rashchupkin, nữ nông trang viên trẻ cuối cùng cũng được gửi đến các khóa học về cơ khí xe tăng, và sau đó được phân về Tập đoàn quân số 62, do Tướng Vasily Chuykov chỉ huy.
Sasha bảnh trai nhưng nhút nhát
Chính Chuykov là một trong hai người biết được bí mật của anh lính tăng Rashchupkin. Người thứ hai là bác sĩ đã khám cho Alexandra. Lúc đầu, anh ta định báo cáo câu chuyện với người chỉ huy, nhưng người phụ nữ đã thuyết phục được vị bác sĩ không làm điều đó. Alexandra đã chiến đấu cùng với các đồng đội nam của mình, và trong suốt ba năm, các đồng nghiệp của cô đã không phát hiện được bất cứ điều gì, thậm chí còn đặt cho "anh lính lái tăng" biệt danh "Sashka bảnh trai".
Aleksandra Rashchupkina - "Sashka bảnh trai"; Nguồn: russian7.ru |
Ngoài sự can đảm, bí mật của Alexandra Rashchupkina còn được “trợ giúp” bởi một vóc dáng khác thường đối với phụ nữ - hông thon và vai rộng; Alexandra cũng cố gắng nói bằng giọng nam. Và nếu có cơ hội để tắm chung, Rashchupkina luôn tránh khéo, giải thích hành vi của cô với sự nhút nhát thông thường. Nhờ vậy, Alexandra giấu được mình..., cho đến mùa đông năm 1945.
Bị thương tại Bunzlau
Gần Bunzlau (ngày nay là thành phố Boleslawiec), chiếc xe tăng do Rashchupkina điều khiển đã bị quân phát xít Đức phục kích, bốc cháy cùng với Alexandera bị bất tỉnh. Các đồng đội kéo “Sasha bảnh trai” ra khỏi xe, xé vội quần áo đang cháy trên người chiến sĩ lái tăng. Vừa lúc đó, Rashchupkina tỉnh lại, ngượng ngùng nhìn những người lính mà cô không còn gì để che giấu. Alexandera được đồng đội đưa về tuyến sau; bị thương nặng và bỏng, cô phải nằm bệnh viện vài tuần,được khen thưởng Huân chương Sao Đỏ. Và rồi chiến tranh kết thúc...
Sau chiến tranh
Sau chiến thắng, Alexandera Rashchupkina cùng người chồng thương binh chuyển đến thành phố Kuybyshev (ngày nay là Samara) sinh sống. Với Alexandra, vết thương cô bị gần Bunzlau cũng làm cho cô vô sinh. Tuy nhiên, vợ chồng Rashchupkina đã chung sống hạnh phúc trong gần 30 năm, cho đến khi người chồng qua đời.
Một lần nữa, giống như trước khi đóng giả một người đàn ông tại văn phòng tuyển quân, Alexandra bị bỏ lại một mình. Nỗi cô đơn của cựu chiến binh góa phụ được bù đắp bởi những người hàng xóm và học sinh của một trong những trường Samara thường xuyên đến thăm nom, chăm sóc. Có lẽ nhờ sự quan tâm giúp đỡ đó, Alexander Rashchupkin đã sống đến 96 tuổi; bà mất ở Samara, năm 2010.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?