Cận cảnh cây cầu đá trăm tuổi 'có 1 không 2' ở Nghệ An
Cơn khát 'sừng đỏ': Bi kịch tuyệt chủng của loài chim cổ / Loài chim “độc nhất vô nhị” có thể bay 10 tháng không cần hạ cánh
Bàu Rộc nằm giữa 2 xã Trung Thành và Nam Thành vốn là một con kênh thoát nước đã có từ lâu đời. Trước kia, bàu này rất rộng nhưng giờ đã bị bồi lấp, xây chắn khiến lòng bàu trở nên cạn, hẹp. Ảnh: Huy Thư
Điều đặc biệt, trên bàu Rộc tồn tại 1 chiếc cầu đá có từ đầu thế kỷ trước. Cầu này do ông Nguyễn Văn Thuyết, tên thường gọi cụ Bá Thuyết (cụ Bá Hoan) vốn quê ở làng Phù Lưu, nay là xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) xây dựng. Năm 1921, ông đã đứng ra vận động nhân dân đóng góp và bản thân ông tự bỏ tiền ra làm cầu đá. Ông tự vẽ bản thiết kế, rồi lên báo cáo xin quan huyện chuẩn y. Được đồng ý, ông Thuyết ra tận Thanh Hóa, vào Hà Tĩnh thuê thợ đá giỏi, huy động nhân công đục đẽo đá làm cầu. Ảnh: Huy Thư
Cầu có chiều dài gần 30m, uốn hình cầu vồng, giữa cao hai đầu thấp, gồm 18 nhịp cầu, mỗi nhịp cầu được nâng đỡ bởi các trụ đá vững chắc. Ảnh: Huy Thư
Cầu rộng 1,37m, được ghép bởi 40 phiến đá. Mỗi nhịp được ghép từ 2 - 3 phiến đá, mỗi phiến dài 1,67m, phiến rộng nhất 95,5 cm, phiến hẹp nhất 41,5 cm. Các phiến đá được gắn kết với nhau bằng các mộng đá rất chặt chẽ. Hai bên cầu, các phiến đá đều được xoi chỉ. Ảnh: Huy Thư
Những phiến đá bắc ngang trên trụ cầu, hai bên đều được điêu khắc trang trí hoa văn rất sống động. Ảnh: Huy Thư
Với vị trí giao thông khá thiết yếu, hàng ngày vẫn có nhiều xe đạp, xe máy qua lại trên cầu đá. Ảnh: Huy Thư
Thậm chí những chiếc xe công nông vẫn liều lĩnh qua cầu, mặc dù chiều ngang của cầu khá hẹp (chỉ vừa lọt 2 bánh xe). Ảnh: Huy Thư
Trước kia, cầu đá cao hơn 2 bờ sông, nay do tốc độ xây dựng, kiến thiết của người dân 2 xã bên bàu Rộc, nên cầu bị lọt thỏm giữ đôi bờ bàu Rộc. Đặc biệt là ở bờ Nam, con đường liên xóm đã nâng cấp cao lên, khiến việc lên xuống cầu gặp khó khăn, nhiều người dân đi xe đạp phải xuống dắt bộ khi qua cầu. Theo bà con, khi qua đây, không ít người đã rơi cả xe và người xuống bàu Rộc. Ảnh: Huy Thư
Cũng theo người dân địa phương, ngày xưa bàu Rộc khá sạch, hai bờ cầu đá từng được xây dựng thành 2 bến nước có chỗ lên xuống để người dân sinh hoạt tắm rửa. Nay bàu cạn, nước bẩn, cảnh quan cầu đá không còn như xưa. Năm 1978, trong trận lụt lịch sử, 1 nhịp cầu ở giữa đã bị nước cuốn trôi. Năm 1988, người dân địa phương đã chung tay tu sửa lại cầu. Ảnh: Huy Thư
Bờ Bắc cầu Rộc thuộc xã Trung Thành, người xưa đã cho dựng cột bia đá 4 mặt cao 0,8m, rộng 0,6m tạc khắc chữ Hán, ghi công đức của cụ Thuyết và những người dân đã đóng góp tiền bạc, công sức làm cầu. Cột bia này lúc đầu được dựng phía trước chùa Phúc, nay người dân đã di dời về chỗ sát lối xuống cầu. Ảnh: Huy Thư
Đã 1 thế kỷ trôi qua, cầu đá Quan Thành vẫn vững chãi trên bàu Rộc như một chứng tích lịch sử sinh động. Người dân địa phương mong muốn chiếc cầu đá độc đáo này sớm được xếp hạng di tích để bảo vệ, tôn tạo, xem đây là một niềm tự hào của quê hương. Ảnh: Huy Thư
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cây ‘ăn thịt cừu’ tự bốc cháy khi nhiệt độ lên tới 40 độ, đàn cừu đến gần đồng nghĩa với cái chết!
Chợ duy nhất của Việt Nam có tên liên quan đến cái chết, nghe tên ai cũng phải rùng mình
Tại 1 nơi ở Trung Quốc, đốt lửa sưởi ấm vào ban đêm lại giống như đi tìm cái chết, con người bị cấm sinh sống!
3 giả thuyết liên quan đến cái chết của Tần Thủy Hoàng, hóa ra có liên quan đến loại 'tiên dược' này
Cái chết bí ẩn của Thái hậu Từ Hi: Sự thật lịch sử và thuyết âm mưu
Ngọn núi cao nhất thế giới: Cao hơn Everest gần 2.000m, luôn khiến các nhà khoa học lo ngại 1 điều?