Khám phá

Cá mập lớn nhất thế giới bị tuyệt chủng vì… kén ăn

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, nguyên nhân khiến Carcharocles megalodon, loài cá mập lớn nhất thế giới, bị tuyệt chủng cách đây 2,6 triệu năm có thể do quá kén ăn.

Phát hiện đầu cá mập sống cách đây 330 triệu năm, sâu trong đất liền / Cá voi cổ đại Melvillei, "cơn ác mộng" của cá mập Megalodon

Cá mập lớn nhất thế giới bị tuyệt chủng vì… kén ăn - 1

Cá mập lớn nhất thế giới Carcharocles megalodon.

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Pisa (Ý) công bố kết quả nghiên cứu mới nhất về loài cá mập lớn nhất thế giới Carcharocles megalodon.

Cụ thể, dựa trên phân tích hoá thạch mới, nhóm nghiên cứu phát hiện, nguyên nhân cá mập megalodon tuyệt chủng có thể liên quan đến sự kiện con mồi ưa thích của chúng, những con cá voi lùn, bị xoá sổ do Trái Đất nóng lên.

 

>> Xem thêm: Ảnh đẹp: Sóc chó 'hôn' nhau, chim đại bàng bắt cá sấu

Carcharocles megalodon là cá mập thời tiền sử, xuất hiện vào khoảng 20 triệu năm trước. Cá mập trưởng thành có chiều dài lên tới 20m, nặng 100 tấn và phần hàm rộng tới 3m với nhiều răng sắc nhọn. Chúng là loại săn mồi tàn bạo, phân bố ở bờ biển Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

>> Xem thêm: Ảnh đẹp: Sư tử biển 'viết thư pháp'

Cá mập lớn nhất thế giới bị tuyệt chủng vì… kén ăn - 2

Bảng so sánh kích thước các loài cá mập.

 

>> Xem thêm: Ảnh đẹp: Ruồi 'cả gan' đậu trên đầu tắc kè

Kết quả phân tích hoá thạch động vật có vú biển 7 triệu năm tuổi cho thấy, con mồi ưa thích của cá mập megalodon là loài cá voi lùn Piscobalaena nana và tổ tiên của hải cẩu - loài Piscophoca pacifica. Kích thước của hai loài này chưa bằng 1/3 cá mập megalodon.

Khoảng 2,6 triệu năm trước, khí hậu dần ấm lên khiến cho nhiều loài cá voi nhỏ sống gần bờ dần bị tuyệt diệt, bao gồm cá voi lùn, trong khi cá mập megalodon đã quá quen với việc săn những con mồi yêu thích.

>> Xem thêm: Ảnh động vật: Khoảnh khắc hạnh phúc khi sóc ngửi thấy mùi hương hoa

Chưa kể, các loài cá voi to lớn, hải cẩu và động vật có vú khác di chuyển tới vùng biển lạnh hơn; còn cá mập megalodon không thể sinh sống trong môi trường lạnh.

 

Sự biến mất của loài cá mập khổng lồ có răng cuối cùng có thể bắt nguồn từ sự suy giảm và sụp đổ của ‘triều đại’ cá voi tấm sừng nhỏ và vừa, nhường chỗ có cá voi tấm sừng to lớn hơn vào ngày nay”, trưởng nhóm nghiên cứu, Alberto Collareta, cho biết trên New Scientist.

Tuy còn nhiều khía cạnh chưa được giải đáp về lý do cá mập megalodon tuyệt chủng, đây được xem là đầu mối quan trọng phục vụ nghiên cứu.

Clip có thể bạn quan tâm:

- Video trận chiến tàn khốc của cá sấu và trăn Anaconda. Nguồn: Tropicofcancer.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm