Phát hiện cá heo ở Amazon dùng hàng trăm âm thanh kì lạ để “nói chuyện” với nhau
Lý giải được bí ẩn của những ngôi mộ cổ ở Pompeii / Trận đánh quan trọng nhất, thay đổi cả cuộc đời của Julius Caesar
Cụ thể các nhà khoa học đã phát hiện có hơn 230 tiếng ồn để cá heo giao tiếp và có thể vẫn còn nhiều điều bí mật.
Cá heo sông Araguiana của Brazil luôn được coi là một loài "đơn độc" và khó nắm bắt. Nhưng các nhà sinh vật học đã rất may mắn khi có được khoảng 20 giờ ghi lại được cách chúng trao đổi.
"Chúng tôi thấy rằng chúng có tương tác xã hội và tạo ra nhiều âm thanh hơn so với suy nghĩ trước đây", Laura May Collado, nhà sinh vật học tại Đại học Vermont.
Cá heo boto nổi tiếng là khó theo dõi, nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một chợ cá ở thị trấn Brazil tên là Mocajuba, nơi loài cá heo này thường xuyên đến để được người dân địa phương cho ăn.
Làn nước trong vắt cho phép các nhà sinh vật học quay phim về cá heo và ghi lại những tiếng động mà chúng tạo ra.
Các nhà khoa học đã xác định được nhiều loại âm thanh khác nhau và cho rằng có thể còn có những loại khác không được ghi lại bởi các bản ghi âm.
Nhà nghiên cứu Laura gọi những phát hiện này là rất thú vị: "Cá heo biển thường sử dụng những chiếc còi đặc trưng để tiếp xúc. Nhưng ở đây, chúng tôi có một âm thanh khác được sử dụng bởi cá heo sông cho cùng một mục đích. Cá heo sông cũng thực hiện các cuộc gọi và tiếng huýt sáo dài hơn, nhưng chúng hiếm hơn.
Các nhà sinh học hiện chưa thể xác định được một số âm thanh đã được sử dụng cho mục đích gì, nhưng một giả thuyết cho rằng âm thanh được sử dụng để "duy trì khoảng cách" giữa các con cá heo với nhau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt