Cận cảnh di cốt niên đại 1 vạn năm phát hiện ở Hà Nam, bí ẩn tư thế lạ của ngôi mộ song táng
Phóng to 10 lần bức họa cổ hơn 350 tuổi, dân mạng ngỡ ngàng phát hiện món đồ đẳng cấp từ 'thế giới tương lai' / Vén màn bí ẩn trái đất qua loạt viên kim cương siêu hiếm 450 triệu năm tuổi
Ông Mai Thành Chung, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam đã công bố kết quả cuộc khai quật ở hang đội 4, vùng lõi quần thể danh thắng Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Theo đó, cuộc khai quật được tiến hành từ tháng 3, do Viện Khảo cổ học thực hiện.
Quần thể Di tích quốc gia Tam Chúc, Hà Nam. Ảnh: Thành Luân
Có 3 ngôi mộ trẻ em và người trưởng thành được phát hiện. Trong đó, một ngôi mộ là cải táng và một ngôi mộ là song táng. Đây là lần đầu tiên phát hiện được di cốt người có niên đại đến 1 vạn năm ở Hà Nam.
Chia sẻ với Tiền Phong, PGS.TS Nguyễn Lân Cường tiết lộ cụ thể hơn về ngôi mộ song táng:“Mộ song táng của một thanh niên 17-20 tuổi và em bé gái khoảng 4-5 tuổi. Tôi cho rằng họ là anh em mà không phải cha con, bởi thanh niên đang nằm trong tư thế bó gối nhưng trong tay trái lại ôm đứa bé. Cả hai mất cùng thời điểm nên được chôn cùng nhau. Trong văn hóa Hòa Bình mộ theo tư thế nằm co một người rất nhiều, nhưng trường hợp ôm nhau như vậy tôi chưa thấy bao giờ”.
Di cốt được phát hiện tại hố khai quật H1 có niên đại cách đây khoảng 10.000 năm. Ảnh: Viện Khảo cổ
PGS.TS Nguyễn Lân Cường nghiên cứu di cốt người tiền sử tại hố khai quật H1. Ảnh: Viện Khảo cổ
Để có được câu trả lời chính xác hơn về niên đại, các nhà khảo cổ đã tiến hành carbon phóng xạ. Nhưng những vật dụng đồ đá được chôn cùng, cộng thêm tư thế nằm co đặc trưng, kết luận đây là người thuộc nền văn hóa Hòa Bình.
TS. Phạm Thanh Sơn xử lý di cốt người thuộc niên đại 10.000 năm trước. Ảnh: Viện Khảo cổ
Hiện vật trong hố khai quật tại chùa Vân Mộng. Ảnh: Viện Khảo cổ
Được biết, trong khu vực khai quật còn có cả vỏ nhuyễn thể, xương răng động vật, công cụ bằng đá. Những phát hiện này vô cùng quan trọng với việc khai quật, nghiên cứu khảo cổ học, đưa ra đáp án cho những bí ẩn về lịch sử văn hóa vùng Tam Chúc – Kim Bảng trong quá trình phát triển lịch sử dân tộc.
Những di cốt 1 vạn năm kể trên là bằng chứng xác thực nhất cho thấy văn hóa Hòa Bình từng hiện hữu ở Hà Nam chứ không chỉ có ở Thanh Hóa, Hòa Bình, Ninh Bình.
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái