Cận cảnh loài hoa thiếu nữ đang khiến dân mạng 'điên đảo'
Tìm được tổ tiên của các loài hoa với 'tuổi đời' khoảng 174 triệu năm / Chiêm ngưỡng loài hoa được mệnh danh là “Nữ hoàng độc dược” của Việt Nam
Cách đây không lâu, những bức hình được một tài khoản ở Nhật Bản đăng tải trên mạng xã hội về loài có tên đặc biệt: hoa thiếu nữ đã thu hút hàng trăm nghìn lượt like, share và comment của cư dân mạng.
Theo đó, ở Nhật Bản, loài hoa này được gọi là "maiden", theo tiếng Nhật, đó là loài hoa thiếu nữ. Loài hoa thiếu nữ này còn được gọi là hoa hồng Nhật Bản hay hoa sơn trà, hoa trà, tên tiếng Anh là Camelia.
Những bông hoa sơn trà với những màu sắc tuyệt đẹp được nhiều gia đình Việt lựa chọn để giúp không gian ngôi nhà thêm phần thu hút và ấn tượng hơn.
Hoa sơn trà thể hiện cho tình cảm một cách tích cực, là đại diện của tiếng lòng chạm thẳng đến trái tim con người.
Loài hoa này có nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu lại mang một ý nghĩa đặc biệt riêng.
Sơn trà màu đỏ hồng: sự lãng mạn trong tình yêu.
Sơn trà màu hồng: ước muốn và niềm khát khao
Màu trắng: tình mẫu tử, sự trong sáng thuần khiết
Hoa sơn trà chính là một phần của nền văn hóa tại Trung Quốc và Nhật Bản trong hàng nghìn năm. Thực tế loài hoa này đã được trồng tại Trung Quốc từ những năm 2737 TCN. Mãi cho đến những năm 1700 thì sơn trà mới xuất hiện ở trời Âu và đến Bắc Mỹ trong thời gian ngắn trước khi thế kỷ kết thúc.
Sơn trà có tên tiếng Anh được đặt theo tên của người đầu tiên phát hiện ra loài hoa này – Joseph Camellus. Ông cũng là người phổ biến rộng rãi loài hoa này đến những quốc gia mà ông đặt chân tới.
Tại Nhật Bản, hoa sơn trà được mệnh danh là "hoa hồng mùa đông" vì nó chỉ nở trong mà đông giá lạnh, mọi thứ đều được bao phủ đầy tuyết trắng.
Hiện nay, sơn trà được lai tạo và phát triển ở rất nhiều nơi. Chúng được trồng để làm đẹp không gian, thích hợp với nhiều không gian khác nhau: ban công, hành lang, vườn nhà, quán cafe, khu du lịch,…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng