Khám phá

Vẻ đẹp hút hồn loài hoa “chim của thiên đường” có ở Việt Nam

Chim của thiên đường hay thiên điểu là loài hoa đẹp nổi tiếng, được tuyển chọn vào vườn hoa hoàng gia từ thế kỷ 18 và cho tới nay vẫn là loài hoa làm say lòng người.

Giếng làng cổ ở Cố đô Hoa Lư - nơi lưu giữ hồn quê Việt / Tưởng rẻ nhưng những nguyên liệu làm nước hoa này còn đắt hơn vàng

Tên khoa học của loài hoa “Chim của thiên đường” (Bird of Paradise) là Strelitzia reginae. Đây là một loài cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Nam Phi. Cây hoa này đã được trồng tại Vườn hoàng gia Royal Botanic Gardens ở Kew, Nam Phi, từ năm 1773.

Danh xưng loài hoa Strelitzia reginae được Joseph Banks – Giám đốc vườn hoa hoàng gia đặt. Ở Nam Phi, thiên điểu còn gọi là Hoa Sếu (Crane Flower) vì có hình dạng giống như một con sếu đang bay. Bông hoa còn được làm biểu tượng của đồng 50 xu tiền Nam Phi. Thậm chí từ thế kỷ thứ 9, thiên điểu đã là loài hoa dùng chính thức cho lễ cưới.

Ở Hawaii, cây chim của thiên đường mọc hoang dã và là một phần quan trọng của văn hóa nơi đây. Theo tiếng Hawaii, cây hoa này có tên là “Little Globe” (Quả cầu nhỏ) và đại diện cho sự tráng lễ.

Một cây thiên điểu trưởng thành thường nở hoa từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm. Mỗi hoa có ba cánh màu cam thẳng đứng và ba cánh màu xanh chẽ sang ngang. Thân cây dài và có lá màu xanh. Nhìn tổng thể bông hoa giống như một con chim sặc sỡ sắc màu đang tung bay.

Loài cây này có liên hệ gần gũi với cây chuối mà nhân chứng điển hình là có lá hình cánh quạt dài như lá cây chuối. Ở Việt Nam, thiên điểu còn được dân gian gọi là cây hoa chuối.

Theo Flowermeaning.com, thiên điểu có nhiều ý nghĩa khác nhau. Với người Nam Phi, đây là loài hoa biểu tượng cho sự tự do và vẻ đẹp. Nó còn có ý nghĩa là dòng dõi hoàng da vì có mối quan hệ với những gia đình quý tộc.

Loài cây này có thể được trồng làm hoa cảnh hoặc cắt bông để cắm vào bình. Sau khi cắt, hoa thiên điểu có thể giữ được nét tươi tắn trong khoảng từ 1-2 tuần.

Điểm lưu ý ở chỗ, dù rất đẹp nhưng thiên điểu có chứa độc tố. Đó là loại chất độc hydrocyanic acid. Loại độc này có khả năng gây ngộ độc cho chó và mèo. Dấu hiệu trúng độc thường diễn ra trong vòng 20 phút, liều cao có thể gây các chứng run cơ, thở dốc loạng choạng và có thể dẫn đến chết.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm