Khám phá

Căn nhà siêu nhỏ ở phố cổ, muốn vào phải đu lên

Mỗi lần muốn vào nhà, ông Xuân phải vắt vẻo, trèo lên cầu thang chữ U bằng sắt đã hoen gỉ.

Chuyện lạ: Chó con sinh ra có màu lông vàng chanh hiếm gặp / Chuyện lạ: Nổi tiếng nhờ ăn 2,5Kg ớt cay mỗi ngày

Căn nhà siêu nhỏ, muốn vào phảivất vảtrèo lên

Sinh ra và lớn lên giữa lòng phố cổ của Hà Nội, nhiều người luôn cho rằng đó là sự may mắn của ông Hoàng Văn Xuân (57 tuổi - Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Bởi, khoảng 30 năm về trước, khi cuộc sống còn khó khăn, việc có nơi chui ra, chui vào và ‘sở hữu’ một hộ khẩu ở Hà Nội là điều mànhiều ngườimơ ước khi về đây mưu sinh.

Tuy vậy, suốt hàng chục năm qua, ông luôn mang trong mình nỗi buồn sâu thẳm.

Căn nhà siêu nhỏ ở phố cổ, muốn vào phải đu lên
Ông Hoàng Văn Xuân đangche chắnlại bờ tường ẩm thấp.

Căn nhà ông Xuân đang ở, thực chất là gác xép nhỏ, có chiều cao 1,17m, rộng 2 mét và dài 3 mét.

Căn nhà siêu nhỏ ở phố cổ, muốn vào phải đu lên
Căn nhà có chiều cao chưa đến 1,2 mét.

‘Bố mẹ tôi sinh được 7 người con. Căn nhà nguyên bản rộng hơn 10m2, ngày nhỏ, gia đình 9 người chen chúc thế nào cũng xong nhưng khi chúng tôi trưởng thành, căn nhà trở nên tù túng.

Sau này, căn nhà được chia cho các con. Tôi ở căn gác xép, nằm trên lối đi lại của ngõ. Hiện tại, các anh chị em đã đi nơi khác sinh sống, chỉ còn tôi kinh tế khó khăn nên bám trụ lại.

Ngày ngày tôi chạy xe ôm, kiếm đồng rau, đồng cháo’, ông Xuân kể.

Căn nhà siêu nhỏ ở phố cổ, muốn vào phải đu lên
Nhà tối tăm, mỗi lần lấy đồ vật gì, ông Xuân phải dùng đèn pin.

Sau cuộc trò chuyện ngoài đầu ngõ, ông Xuân dẫn chúng tôi lên thăm ‘căn nhà’ của mình. Theo quan sát, cầu thang lên nhà là những thanh sắt chữ U hoen rỉ.

 

Ông Xuân trèo lên trước rồi ghé mặt xuống, hướng dẫn chúng tôi cách leo lên, tránh ảnh hưởng đến người dân đi lại phía dưới. Gác xép không có cửa, thông thống với ngõ, mọi sinh hoạt trên này, ở dưới có thể nghe thấy và ngược lại, bất cứ tiếng động gì dưới ngõ, đều vọng lên.

Căn nhà siêu nhỏ ở phố cổ, muốn vào phải đu lên
Muốn vào nhà, gia chủ phải vất vảtrèo lên như thế này.

Đặc biệt, khi ngồi trong ‘hộp diêm’, những chiếc điện thoại hiện đại trở thành cục gạch, vì không có sóng.

Căn nhà siêu nhỏ ở phố cổ, muốn vào phải đu lên
Căn nhà của ông Xuânnằm trên con ngõ có chiều rộng chỉ đủ một người đi.

Bốn bức tường đã bong tróc vữa, từng mảng rơi xuống đồ đạc, quần áo. ‘Hôm nào tôi cũng phải lau dọn, phủi bụi, vữa nhưng không xuể’, ông Xuân nói.

Trong căn nhà siêu nhỏ của ông Xuân, tài sản quý giá nhất là chiếc tivi màu đời cũ và chiếc quạt chạy ì ạch treo trên tường. Một góc nhà, ông Xuân kê chiếc giá sách và làm dây phơi quần áo. Chiều cao của căn nhà chưa đến 1,2m nên mỗi lần thay quần áo, ông Xuân phải khom lưng, quỳ gối hoặc nằm thẳng ra sàn nhà.

Căn nhà siêu nhỏ ở phố cổ, muốn vào phải đu lên
Tài sản quý giá nhất trong nhà là chiếc tivi đời cũ.

‘Phần lớn thời gian trong ngày, tôi lang thang ngoài đường, chạy xe hoặc tạt vào các quán nước vỉa hè ngồi, đêm mới về ngả lưng. Nhà cửa chật chội, về lại ngao ngán thêm’, người đàn ông phố cổ cho hay.

 

Cứ thế, ông Xuân đã sống ở đây suốt 57 năm qua, đúng bằng số tuổi của mình. Ông tâm sự: ‘Tôi cũng từng có mong muốn rời khỏi đây, tìm một nơi ở mới nhưng nghĩ bản thân sống có một mình, tạm bợ, vá víu mãi cũng quen. Hơn nữa, kinh tế không dư dả nên ý định đó đành bỏ dở’.

Nỗi cô đơn trong căn nhà siêu nhỏ

Sống cảnhmột mìnhnhiều năm nay, ngày Tết cũng như ngày thường, ông Xuân cắm một nồi cơm, thêm chút thịt xay là xong bữa. Đôi khi ngồi bưng bát cơm, ông lại thở dài, gặm nhấm nỗi cô đơn.

Căn nhà siêu nhỏ ở phố cổ, muốn vào phải đu lên
Trần nhà ẩm thấp, nứt toác, vôi vữa rơi rụng.

Khoảng 25 năm trước, ông gặp và nên duyên với một người phụ nữ. Năm 1996, hai người sinh được cậu con trai. Vợ ông làm tạp vụ, ông làm xe ôm. Tiền bạc kiếm được chỉ đủ để cả gia đình chi phí eo hẹp. Hơn 10 năm hôn nhân, vợchồng ông Xuânchia tay, ông nhận nuôi con trai.

Căn nhà siêu nhỏ ở phố cổ, muốn vào phải đu lên
Bữa cơm đạm bạc của người đàn ông 57 tuổi.

Hiện, cậu con trai duy nhất của ông Xuân đã học xong cấp 3, đi làm thuê nhưng ít khi về nhà. ‘Cảnh nhà thế này, con tôi ít về màngủ lại chỗ làm cho thoải mái.

 

Tôi nhớ ngày xưa, mỗi lần học bài, nhà không kê được bàn, con tôi phải nằm bò ra sàn nhà viết. Nghĩ lại vẫn thấy tủi cho con.

Nhưng những ngày đó, bố con ở cạnh nhau nên còn có tiếng cười nói, giờ thì trống trải...',người đàn ông 57 tuổi chia sẻ.

'Bây giờ, tôi chạy xe ôm kiếm cơm nhưng cũng để gặp gỡ mọi người, cho đỡ lạc lõng’, ông Xuân nói tiếp, mắt nhìn vào một khoảng vô định rồi thở dài.

Căn nhà siêu nhỏ ở phố cổ, muốn vào phải đu lên
Màn đêm buông xuống, ông Xuân làm bạn với chiếc tivi.
Căn nhà siêu nhỏ ở phố cổ, muốn vào phải đu lên
Cuộc sống tạm bợ của người đàn ông phố cổ.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm