Khám phá

Cao nhân duy nhất của Việt Nam được đánh giá tài giỏi ngang Gia Cát Lượng, tên được đặt cho nhiều địa danh

Nếu Tam Quốc có Gia Cát Lượng thì ở Việt Nam cũng có một nhân vật tài trí không hề thua kém. Ông là người được thờ rất nhiều ở miền Bắc nước ta ngày nay.

Đội quân đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng có thực sự được tạo ra từ cơ thể người sống? Sau khi một chiến binh đất nung bị nứt ra, bí ẩn đã được giải đáp / Loài cây có hình dáng y như mặt người, có đôi môi hồng quyến rũ, tưởng photoshop nhưng hoàn toàn là ảnh thật

Tam Quốc Diễn Nghĩa có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến văn hóa Việt Nam. Cho đến tận bây giờ, những anh hùng hào kiệt, cao nhân thời Tam Quốc vẫn được nhắc đến nhiều. Nhiều ý kiến cho rằng, trong số các nhân vật Tam Quốc, Gia Cát Lượng (Khổng Minh) được La Quán Trung ưu ái quá nhiều khi mô tả là một người thần thông quảng đại, ít ai sánh được.

Gia Cát Lượng là người phò tá Lưu Bị, chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất thời Tam Quốc. Ông là vị quan văn duy nhất thời đại đó được thờ trong Đế Vương Miếu (nơi thờ 40 vị quan văn tài năng, tận trung với đất nước qua các triều đại).

gia-cat-luong-1
Tranh minh họa Gia Cát Lượng (Khổng Tử). Ảnh: Internet

Có thể nhiều người không biết, ở Việt Nam cũng có một vị quân sư tài giỏi chẳng thua gì Gia Cát Lượng. Ông là quan Thái úy Tô Hiến Thành. Theo chính sử, Tô Hiến Thành sinh vào thời vua Lý Cao Tông, quê ở làng Hạ Mỗ (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Tây). Thân sinh của Tô Hiến Thành là vợ chồng Phủ Doãn Tràng An Tô Trung – Nguyễn Thị Đoan.

to-hien-thanh-3
Nhân vật lịch sử Tô Hiến Thành đã được sân khấu hóa. Trong ảnh: NSND Thanh Tòng trong vở “Tô Hiến Thành xử án”. Ảnh: THANH HIỆP

Từ nhỏ Tô Hiến Thành đã bộc lộ sự thông minh, tinh thông văn võ của mình. Ông được vua Lý Anh Tông mời vào cung. Đến năm 1138, Tô Hiến Thành tham dự kỳ thi và đỗ cao, được vua trọng dụng suốt thời gian sau đó. Trong suốt sự nghiệp của mình, vị quan này là người lập nhiều công trạng lớn như dẹp loạn Thân Lợi, dẹp quân Ngưu Thống, Ải Lao, chấn chỉnh quân đội, đánh Chiêm Thành… Cũng nhờ vậy mà vị thế của Đại Việt khi ấy được đánh giá rất cao.

to-hien-thanh-1
Tượng Tô Hiến Thành. Ảnh: Internet

Vua Lý Anh Tông rất tin tưởng Tô Hiến Thành, phong cho ông làm thái phó, trước khi mất còn giao phó thái tử Long Cán cho ông. Khi Lý Cao Tông nối ngôi, đã phong vị quan này làm thái sư, Tô Hiến Thành khi ấy còn được quyền thay vua nhiếp chính.

Ngày 12/6/1179, Tô Hiến Thành qua đời vì trọng bệnh. Vua Lý Cao Tông đau buồn đến bãi chầu bảy ngày, ăn chay ba ngày để tang thái úy. Người dân tiếc thương lập đền thờ Tô Hiến Thành khắp nơi. Ước lượng, cả nước có đến 200 đình, đền thờ vị thái úy nổi tiếng này. Vợ ông là bà Lã Thị cũng rất được kính trọng, thờ phụng nhiều nơi.

to-hien-thanh-4
Đền thờ Tô Hiến Thành ở Thanh Hóa. Ảnh: Internet

Trong cuốn “Giản yếu sử Việt Nam” có đoạn cho biết, nhân dân yêu mến thái úy đã ca ngợi ông như Gia Cát Lượng. Thực tế thì Tô Hiến Thành, có nhiều điểm rất giống với Gia Cát Lượng của Tam Quốc.

 

Đầu tiên, cả hai đều sở hữu tài năng xuất chúng, vô cùng thông minh, uyên bác, văn võ song toàn. Nếu Gia Cát Lượng là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất của Trung Quốc thì Tô Hiến Thành là trạng nguyên, nhà ngoại giao, nhà quân sự nghìn năm có một của Việt Nam.

Thứ hai, hai con người này đều có lòng trung thành tuyệt đối với đất nước, chủ tướng. Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị xây cơ nghiệp Thục Hán thì Tô Hiến Thành phò tá vua Lý Anh Tông giữ vững giang sơn.

Thứ ba, Tô Hiến Thành cùng Gia Cát Lượng đều có những đóng góp lớn cho quốc gia. Họ giữ vững nền độc lập, phát triển đất nước, xây dựng một xã hội phồn thịnh, bình yên.

to-hien-thanh-2
Một góc phố Tô Hiến Thành ở Hà Nội. Ảnh: THÁI OANH

Ngày nay, cái tên Tô Hiến Thành được dùng để đặt cho rất nhiều địa danh trên cả nước, đặc biệt là những nơi thờ vị thái úy tài ba lỗi lạc. Ngoài ra, tên của Tô Hiến Thành còn được chọn để đặt cho các đường phố, trường học tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang…

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm