Ngôi chùa độc đáo nắm giữ 11 thứ 'nhất Việt Nam' khiến các 'tín đồ xê dịch' mê mẩn
Sau khi Thục Hán diệt vong, con cháu Quan Vũ bị xử tử, vì sao hậu duệ Trương Phi vẫn bình an? / Võ tướng dọa giết Triệu Vân, chế ngự Quan Vũ, khiến Lã Bố phải né tránh là ai?
Chùa Ve Chai (hay còn gọi là chùa Linh Phước) là điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đặt chân đến Đà Lạt. Ảnh: @hoangku, @nguyenthitrang, @vu.
Chùa Ve Chai - một biểu tượng di sản văn hóa và tôn giáo tại Việt Nam, không chỉ được biết đến với những kỷ lục trong số các ngôi chùa của nước ta mà còn là điểm đến không thể quên với những khoảnh khắc check-in ấn tượng. Nằm cách trung tâm thành phố mộng mơ gần chục cây số, ngôi chùa này vang danh khắp mạng xã hội từ Instagram đến Facebook với những hình ảnh độc đáo, thu hút sự chú ý của cộng đồng những người mê xê dịch.
Dù bạn là bậc tín đồ Phật giáo hay chỉ muốn lưu giữ những giây phút yên bình, chùa Ve Chai sẽ chinh phục trái tim bạn với những "cái nhất" đặc sắc. Chùa đã qua 4 đời trụ trì là Hòa thượng Thích Minh Thể (1951 - 1954), Hòa thượng Thích An Hòa (1954 - 1956), Thượng tọa Thích Quảng Phát (1956 - 1959) và Hòa thượng Thích Minh Đức (1959 - 1985). Thượng tọa Thích Tâm Vị đang trụ trì chùa từ năm 1985 đến nay.
Từ năm 1949 đến 1952, chùa đã hình thành và sau đó được tái thiết kế, đổi mới để mang lại vẻ đẹp ngỡ ngàng như ngày nay. Ghé thăm chùa Ve Chai để trải nghiệm và khám phá những giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc qua từng chi tiết kiến trúc, quần thể tâm linh nổi bật tại Đà Lạt, bạn sẽ không hối hận khi đặt chân đến ngôi chùa này.
Từ những chi tiết đơn giản nhất đến phức tạp nhất đều được thực hiện công phu và tỉ mỉ. Ảnh: @nguyenkhangmc, @hoangku
Điều đầu tiên thú vị và đáng nói nhất đến chính là tên ngôi chùa: Ve Chai. Nằm an yên ở số 120 Tự Phước, Trại Mát, Đà Lạt, ngôi chùa độc đáo này được thành hình nên dạng từ hàng triệu mảnh sành, gốm sứ, trải rộng trên diện tích 6666,84m2. Với chính điện trang nghiêm, Hoa Long Viên – khu vườn tuyệt mỹ, điện Quan Thế Âm, Linh Tháp, nơi trưng bày cổ vật quý báu cùng khu 18 tầng địa ngục đầy ấn tượng, chùa Ve Chai mở ra không gian thiền định đẹp đẽ và tỉ mỉ.
Ở Long Hoa Viên, du khách sẽ thực sự ấn tượng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm rồng dài 49m được tạo tác từ 12.000 vỏ chai lọ hứng lấy ánh sáng mặt trời tạo nên những tia sáng lấp lánh.
Chùa Ve Chai sở hữu tượng Phật bằng bê tông trong nhà lớn nhất Việt Nam. Ảnh: @dalat.holic, @hoangku, @dieuvo, @vu.
Nhiều người tỏ ra rất thích thú khi chiêm ngắm tượng Quan Thế Âm Bồ tát được làm bằng 650.000 bông hoa bất tử. Để thực hiện bức tượng cao 17m, nặng 3 tấn này đã phải huy động đến 30 nghệ nhân, 600 Phật tử làm liên tục trong 36 ngày. Bức tượng này đã được Liên minh Kỷ lục Thế giới (World Record Union) chứng nhận kỷ lục thế giới vào năm 2017.
Bức tượng được làm từ hoa bất tử được ghi nhận kỷ lục thế giới. Ảnh: @nguyenkhangmc, @hoangku.
Đi vào nội điện là khung cảnh đẹp uy nghi của 324 bức tượng Quan Thế Âm Bồ tát. Các chi tiết trên tượng đều được thực hiển tỉ mỉ, tinh xảo, rất có hồn.
Ảnh: @conghuu, @mariatuyen
Không thể không nhắc đến Linh Tháp cao 36m có 7 tầng được thiết kế và xây dựng rất kỳ công.
Linh Tháp được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là tháp chuông cao nhất Việt Nam vào năm 2008. Ảnh: @nguyenkhangmc, @vu
Đặc biệt, trên tầng 7 của tháp có Đại Hồng Chung cao 4,3m, nặng 8,5 tấn, miệng chuông rộng 2,33m được đúc năm 1999. Đây hiện là chuông lớn thứ hai tại Việt Nam, chỉ sau chuông chùa Bái Đính ở Ninh Bình.
Đại Hồng Chung chùa Ve Chai thường là nơi du khách gửi lời nguyện ước. Ảnh: @nguyendung, @anvietnam
Đến chùa Ve Chai, bạn sẽ chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp của ngôi chùa khảm chai, khảm sành nắm giữ đến 11 kỷ lục.
1. Ngôi chùa được tạo tác bằng nhiều miếng sành nhất Việt Nam.
2. Ngôi chùa sở hữu tượng Phật trong nhà bằng bê tông cao nhất Việt Nam.
3. Ngôi chùa có bộ bàn ghế bằng gốc gỗ sao chạm 12 con giáp lớn nhất Việt Nam.
4. Ngôi chùa có tượng Khổng Tước Vương bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam.
5. Ngôi chùa có tượng Quan Thế Âm Bồ tát được làm bằng 650.000 bông hoa bất tử.
6. Ngôi chùa có tháp chuông cao nhất Việt Nam.
7. Ngôi chùa có gốc cây gỗ trâm chứa kinh Phật lớn nhất Việt Nam.
8. Ngôi chùa có công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Kiền Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất Việt Nam.
9. Ngôi chùa sở hữu tác phẩm nghệ thuật Song tùng bách hạc được xác lập kỉ lục Việt Nam.
10. Ngôi chùa sở hữu tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ cao nhất Việt Nam.
11. Ngôi chùa có bộ phản bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam.
Trong khu trưng bày, các hiện vật đều thu hút du khách bởi sự đặc biệt riêng, chẳng hạn như gốc cây gỗ trâm chứa bộ kinh Phật, tượng Khổng tước bằng gỗ sao, bộ Tam đa,...
Chùa Linh Phước, một điểm đến tâm linh hấp dẫn và đầy ý nghĩa tại Đà Lạt, còn ẩn chứa một công trình độc đáo mà du khách không nên bỏ lỡ: khu vực tái hiện 18 tầng địa ngục. Mặc dù cái tên có thể gợi lên không khí u ám, thế nhưng nơi đây lại là nơi cực kỳ sinh động và giáo dục về triết lý nhân quả trong cuộc sống.
Tìm kiếm "cửa vào địa ngục" tại chùa Linh Phước là một trải nghiệm không quá khó khăn. Vượt qua lối vào, du khách sẽ bắt đầu hành trình khám phá, nơi mà mỗi góc cạnh đều được dựng lên nhằm thể hiện quá trình Diêm Vương xử xét các linh hồn, cùng với đó là những hình phạt nghiêm khắc cho những việc làm ác đã gây ra khi còn sống. Mỗi bước chân dẫn lối qua các tầng ngục là một bài học sâu sắc về luật nhân quả và báo ứng, nhắc nhở mỗi người sống tử tế, đạo đức và trọng nghĩa khí.
Ngoài các bức tượng tỉ mỉ, tinh xảo ở chùa Ve Chai, nơi đây còn được biết đến với những bức tượng sáp mô phỏng hình dáng, gương mặt và tư thế ngồi thiền tu hành của các nhà sư. Nhìn từ xa, kết hợp hiệu ứng âm thanh nhẹ nhàng, thoát tục, khung cảnh như mơ khiến du khách khó có thể nhận biết được là người thật đang ngồi thiền hay tượng sáp. Ở chính giữa và nổi bật nhất là tượng hòa thượng Minh Hạ Đức.
Chùa Linh Phước, điểm đến nổi tiếng không chỉ bởi những kỷ lục mà còn là biểu tượng của niềm đam mê và sự tỉ mỉ trong từng chi tiết của người xây dựng. Để tạo nên kiệt tác này, các nhà sư đã không ngần ngại đi khắp nơi, từ nhà dân đến nhà máy sản xuất đồ uống, nhằm thu thập những vật liệu tưởng chừng như bỏ đi như sành sứ vỡ, vỏ chai nước mắm, chai xì dầu, vỏ chai nước ngọt... Mọi thứ đều được họ gom góp và mang về chùa.
Quá trình tái chế vật liệu bắt đầu bằng việc cẩn trọng cọ rửa, sau đó là cắt và mài giũa từng mảnh vụn để chúng phù hợp với thiết kế của chùa. Đặc biệt, để cắt được chai thủy tinh, các nhà sư đã sáng tạo ra phương pháp nung nóng bằng củi và sắt tròn, rồi nhanh chóng nhúng vào nước lạnh để tạo đứt gãy và loại bỏ phần không cần thiết. Các nghệ nhân tiếp tục khéo léo mài gọt từng mảnh thủy tinh đã cắt để tạo ra hình thù đa dạng, mỗi mảnh là một nét độc đáo cho công trình.
Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi và sự kết hợp nhịp nhàng của các thế hệ nhà sư, chùa Ve Chai đã vươn mình trở thành một tuyệt tác độc đáo, một minh chứng sống động cho giá trị của sự đoàn kết và óc sáng tạo không giới hạn của con người. Công trình ấy không chỉ là một di sản kiến trúc, mà còn là một thông điệp sâu sắc, khẳng định rằng từ những vật dụng nhỏ nhất, thậm chí là những thứ tưởng như vô dụng, cũng có thể tạo nên những kỳ quan lâu dài và truyền cảm hứng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 2 con chó nhà 'đại chiến' với rắn hổ mang chúa 'khủng' và cái kết
Cây gậy Như Ý có 4 chủ nhân, Tôn Ngộ Không là chủ nhân cuối cùng và là người yếu nhất
Đội quân đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng có thực sự được tạo ra từ cơ thể người sống? Sau khi một chiến binh đất nung bị nứt ra, bí ẩn đã được giải đáp
CLIP: Cuộc chạm trán sinh tử giữa báo và cá sấu, 'vua tốc độ' nhận cái kết đầy bi thảm
Mức cát xê rẻ mạt Lục Tiểu Linh Đồng nhận được sau 6 năm đóng vai Tôn Ngộ Không, còn không đủ tiền lấy vợ
Tại sao đàn ông cổ đại thích cưới những cô gái 13, 14 tuổi? Có ba lý do chính, mỗi lý do đều rất thực tế!