Cao thủ cầm đầu băng đảng mạnh nhất giang hồ, vì sao võ công chỉ ngang ngửa Dương Quá thời trẻ?
Tiết lộ tỉnh thành có tên dài nhất Việt Nam, học sinh giỏi Địa Lý chưa chắc đã đoán đúng / Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
Trần Gia Lạc, tổng đà chủ Hồng Hoa Hội trong tiểu thuyết Thư Kiếm Ân Cừu Lục được Kim Dung miêu tả sở hữu võ công rất cao. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến của độc giả được Sohu và Sina tổng hợp lại thì võ công của Trần Gia Lạc chỉ được xem là tương đương với Dương Quá lúc 20 tuổi. Vì sao lại như vậy?
Võ công của Trần Gia Lạc sánh ngang với cao thủ nào của Kim Dung?
Thư Kiếm Ân Cừu Lục là tiểu thuyết võ hiệp đầu tay của nhà văn Kim Dung, với nhân vật chính Trần Gia Lạc là tổng đà chủ của Hồng Hoa Hội, bang hội lớn nhất võ lâm. Có thể nói, Trần Gia Lạc là một trong số ít cao thủ sở hữu thiên phú võ học hơn người trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Ngay từ khi xuất hiện, chưa trải qua kỳ ngộ đặc biệt nào, võ công của chàng đã đạt đến hàng nhất lưu. Trong nội bộ Hồng Hoa Hội, võ công của Trần Gia Lạc chỉ xếp sau ba vị đương gia là Vô Trần Đạo Nhân, Triệu Bán Sơn và Văn Thái Lai. Khi đối đầu với các cao thủ khác, người duy nhất mà chàng từng thất bại là Trương Chiêu Trọng của phái Võ Đang.
Nếu so sánh, nhân vật chính trong Tiếu Ngạo Giang Hồ là Lệnh Hồ Xung, dù là đại đệ tử của phái Hoa Sơn danh môn chính phái, nhưng võ công trên giang hồ cũng chỉ ở mức nhị, tam lưu, kém xa Trần Gia Lạc. Chưa kể đến các nhân vật như Địch Vân, Thạch Phá Thiên, Quách Tĩnh, Dương Quá, Trương Vô Kỵ và ngay cả Hồ Phỉ trong Tuyết Sơn Phi Hồ, khi trưởng thành, vị trí trên giang hồ cũng không bằng Trần Gia Lạc.
Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Trần Gia Lạc và những nam chính khác là chàng không có kỳ ngộ lớn nào sau đó. Chàng chỉ một lần vào mê cung sa mạc và tự mình luyện thành võ côngBào Đinh Giải Ngưu.
Do đó, trình độ võ công đỉnh cao của Trần Gia Lạc cũng không thể sánh bằng các cao thủ hàng đầu như Thiên Hồng, Thiên Kính của Thiếu Lâm. So với Thiên Trì quái hiệp Viên Sĩ Tiêu hay cao thủ Tây Vực A Phàm Đề, chàng cũng còn kém xa.
Thực tế, biểu hiện duy nhất cho sự tiến bộ võ công của Trần Gia Lạc sau khi luyện thành Bào Đinh Giải Ngưu chính là khả năng đánh bại Trương Chiêu Trọng. Là nhân vật võ lâm thời vua Càn Long nhà Thanh, võ công của Trần Gia Lạc không có sự hoa mỹ như những nhân vật giang hồ thời trước. Nhân vật có võ công gần giống với chàng nhất chính là Lệnh Hồ Xung. Lệnh Hồ Xung nội lực có hạn, chủ yếu dựa vào Độc Cô Cửu Kiếm.
So với Lệnh Hồ Xung, võ công của Trần Gia Lạc toàn diện hơn. Tuy nhiên, tuyệt kỹ Bách Hoa Thác Quyền và Bào Đinh Giải Ngưu của chàng cũng chỉ tương đương với trình độ của Độc Cô Cửu Kiếm. Đặc điểm lớn nhất của Độc Cô Cửu Kiếm là tấn công trực diện, vô chiêu thắng hữu chiêu, nhắm thẳng vào điểm yếu của đối thủ để nhất kích tất sát. Nói cách khác, trừ khi đối thủ có nội công thâm hậu hoặc thực lực tổng hợp đạt đến trình độ của Đông Phương Bất Bại, giáo chủ Nhật Nguyệt Thần Giáo, thì Độc Cô Cửu Kiếm đều có sức sát thương đáng kể.
Bào Đinh Giải Ngưu giống như một phiên bản rút gọn của Độc Cô Cửu Kiếm, có thể nắm bắt điểm yếu của đối phương để tấn công, nhưng không thể một chiêu là chết. Nếu đối thủ có trình độ của Thiên Kính đại sư Nam Thiếu Lâm, Trần Gia Lạc sẽ không thể chiến thắng. Chàng chỉ có thể dựa vào việc Thiên Kính nương tay mới có thể chống đỡ được bốn, năm mươi chiêu nhờ Bào Đinh Giải Ngưu.
Nếu gặp Thiên Hồng đại sư, có lẽ Trần Gia Lạc không đỡ nổi mười chiêu. Mà Nam Thiếu Lâm không chỉ có hai cao thủ này. Lệnh Hồ Xung cuối cùng đã luyện được Dịch Cân Kinh, võ công thượng thừa của Thiếu Lâm phái, không chỉ bù đắp được nội lực còn thiếu sót mà còn vượt xa Trần Gia Lạc sau ba, bốn năm. Vì vậy, Trần Gia Lạc cũng không bằng Lệnh Hồ Xung.
Thực lực thực sự của Trần Gia Lạc chỉ ngang ngửa với Dương Quá lúc chưa đến hai mươi tuổi. Dương Quá thời trẻ từng học được nhiều loại võ công khác nhau, rất tạp nham. Chàng từng lo lắng về việc làm sao để dung hòa những chiêu thức này.
Cách giải quyết cuối cùng là dùng chiêu nào thì dùng, không cần nghĩ đến môn phái nào. Điều này rất giống với Bách Hoa Thác Quyền và cũng gần giống với Bào Đinh Giải Ngưu. Do đó, Trần Gia Lạc cũng chỉ ở mức độ này.
Thiên Kính và Thiên Hồng đại sư là những cao thủ hàng đầu của Thiếu Lâm phái qua các thời kỳ, không đạt đến cảnh giới siêu phàm như Tam Độ và Không Kiến đại sư. Họ chỉ ngang tầm với các cao thủ như Huyền Từ đại sư, Không Văn, Không Trí, Không Tính. Trần Gia Lạc còn kém hơn họ, tức là chỉ ở mức độ của Võ Đang thất hiệp thời trẻ hoặc ngang bằng với trình độ trung bình của Toàn Chân thất tử.
Tóm lại, nội công của Trần Gia Lạc không đủ mạnh, cũng không có bí kíp võ công đặc biệt nào làm tuyệt kỹ. Nên nhìn chung, thực lực của chàng không đạt đến trình độ của một cao thủ tuyệt đỉnh. Điều này khiến chàng chỉ được xếp vào nhóm những nam chính có võ công thấp nhất trong các tác phẩm của Kim Dung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ