Cao thủ kỳ lạ nhất của Kim Dung: Bỏ xa Kiều Phong, chỉ biết một môn võ nhưng đứng đầu thiên hạ
Vì sao cao thủ Phong Thanh Dương lại quy ẩn giang hồ? / Đọc truyện Kim Dung đã lâu, bạn có biết "tứ trụ cao thủ" phái Thiếu Lâm là những ai không?
Trong các tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung, hầu hết các đại cao thủ đều biết nhiều võ công khác nhau. Chẳng hạn như Kiều Phong, Vô Danh thần tăng, Dương Quá, Trương Vô Kỵ hay Trương Tam Phong…. Họ cũng nhờ tinh thông nhiều bí kíp nên thực lực thuộc hàng đầu thiên hạ, danh tiếng không ai là không biết.
Vị cao thủ này còn được đánh giá là vượt xa Kiều Phong về khả năng thực chiến. (Ảnh: Sohu)
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, cố nhà văn Kim Dung từng sáng tạo ra một nhân vật biết duy nhất một môn võ công nhưng cường đại thiên hạ tận nghìn năm. Cao thủ này là ai?
Cao thủ sử dụng kiếm thuật thượng thừa
Vị cao thủ mà chúng ta đề cập ở trên chính là A Thanh của Việt nữ kiếm. Việt nữ kiếm là một tác phẩm ngắn của Kim Dung kể về nữ chính tên A Thanh ở Việt Quốc. Nàng là một thiếu nữ chăn dê nhưng tính cách lại tiêu sái, kiếm thuật xuất sắc vô cùng. Nàng yêu Phạm Lãi, vì chàng mà truyền thụ kiếm pháp cho binh lính của người thương. A Thanh không hề hay biết, Phạm Lãi đã có ý trung nhân là Tây Thi. Sau này, Tây Thi vì quốc gia đại nghĩa mà gả cho Ngô vương. A Thanh vì ghen tuông mà tính toán theo Tây Thi để thương tổn nàng. Kết quả, sau khi nhìn thấy dung mạo khuynh quốc khuynh thành của Tây Thi, nàng không đành lòng hạ thủ nên quyết định rời đi. Còn Phạm Lãi với đội quân được nâng cấp sức mạnh nhờ A Thanh mà đánh bại Ngô vương.
Nhân vật A Thanh trong Việt nữ kiếm chính là cao thủ có kiếm thuật đứng đầu thiên hạ. (Ảnh: Sohu)
Theo nhiều học giả, A Thanh là người sở hữu chiêu thức Việt nữ kiếm đệ nhất thiên hạ với võ công thực chiến đứng đầu trong các cao thủ võ hiệp của Kim Dung. Nếu so sánh, các kỳ tài võ học như Tiểu Long Nữ, cô gái Đồ Long, Hoàng Dung, Hoàng Sam nữ tử... đều phải thua dưới tay A Thanh. A Thanh được xem là Độc Cô Cầu Bại phiên bản nữ. Thậm chí, có người đánh giá rằng, khả năng thực chiến của A Thanh còn bỏ xa cả Kiều Phong. Vì sao họ lại nhận định như vậy?
Có 4 lý do để các học giả nhận định rằng A Thanh mới là cao thủ số 1 về kiếm pháp và thực chiến của giới võ lâm.
Thứ nhất, trong Việt nữ kiếm, nhân vật A Thanh xuất hiện hết sức bình thường và không ai ngờ về sau nàng lại là cao thủ thực chiến hàng đầu trong số các hiệp khách dưới ngòi bút Kim Dung. Nàng học được kiếm pháp thần kỳ nhờ một cơ hội không ai ngờ tới.
Ban đầu, A Thanh chỉ là một thiếu nữ chăn dê hết sức bình thường và không hề biết chút gì về võ công. Thế nhưng trong một lần đi chăn dê, A Thanh gặp được Bạch Lang vốn là một con vượn trắng biết sử dụng gậy trúc, đồng thời là sư phụ của nàng về sau. Cả hai thường xuyên giao đấu giúp A Thanh ngộ ra và luyện thành chiêu thức võ công thượng thừa mang tên Việt nữ kiếm pháp. Có thể nói dù mới chỉ 16,17 tuổi, A Thanh đã đạt được trình độ của Độc Cô Cầu Bại lúc sau 40 tuổi.
A Thanh trở thành cao thủ kiếm pháp nhờ một cơ hội không ai ngờ tới. (Ảnh: Sohu)
Thứ hai, A Thanh chỉ cần 1 cây gậy trúc đã đánh bại 3000 binh sĩ. Nàng đã khiến toàn bộ binh khí của các binh lính này rơi xuống đất. Mặc dù những binh sĩ này sử dụng trọng kiếm 25kg và hàng ngày đều được dùng Binh pháp Tôn Tử để huấn luyện nhưng không thể địch lại A Thanh. Điều này cũng chứng tỏ kiếm pháp của nàng đã đạt tới cảnh giới siêu phàm.
Thứ ba, võ công của A Thanh "phi thường độc nhất". Điều này thể hiện ở chi tiết "Trong một lần đi dạo, Phạm Lãi gặp tám kiếm sĩ nước Ngô. Tám kiếm sĩ này ngang ngược chém đứt tay thị vệ của Phạm Lãi. Và cũng vô duyên vô cớ chém chết dê của cô bé A Thanh. A Thanh chỉ với bốn động tác cô đã chọc mù một mắt hai tên. Sáu tên còn lại xông vào bao vây nhưng cũng bị cô chọc mù một mắt từng người một."
Và chỉ nghe tiếng A Thanh gọi: "Phạm Lãi, chàng ở đâu?" Phạm Lãi nhìn Tây Thi, cất giọng đáp: "A Thanh, ta ở đây." Từ "Đây" vừa dứt thì A Thanh đã bay đến trước mặt.
Thứ tư, kiếm pháp của A Thanh như thần. Do A Thanh không biết cách dạy người khác bộ môn kiếm pháp của mình nên Phạm Lãi chỉ còn cách để cho kiếm sĩ nước Việt đánh với A Thanh sau đó bắt chước kiếm pháp của cô. Thế nhưng không một kiếm sĩ nào đỡ được đến ba chiêu. Mỗi lần A Thanh giơ gậy lên, hoặc là bị đâm trúng cổ tay, rơi kiếm, hoặc trúng chỗ yếu hại lăn quay ra đất.
A Thanh chỉ cần 1 cây gậy trúc đã đánh bại 3000 binh sĩ. (Ảnh: Sohu)
Tám mươi kiếm sĩ nước Việt không người nào học được chiêu thức nào của A Thanh, nhưng người nào cũng tận mắt nhìn thấy hình ảnh của thần kiếm. Ai nấy đều biết rằng, quả thực trên thế gian này lại có loại thần kỳ kiếm pháp đó. Tám mươi người chỉ miễn cưỡng tìm ra được một chút manh mối về thân pháp phiêu phiêu hốt hốt đem truyền thụ lại cho người khác. Chỉ có thế mà kiếm pháp võ sĩ nước Việt đã trở thành vô địch thiên hạ.
Không ai có thể đong đếm được kiếm thuật của A Thanh cao cường đến mức nào bởi Kim Dung không miêu tả một cách cụ thể thế nhưng qua các tình tiết trong truyện ta đều thấy rằng nàng quả xứng danh là cao thủ thực chiến hàng đầu của giới võ lâm. Với những lý do như kể trên, nếu nói thực lực của A Thanh dù chỉ biết một môn võ công nhưng vượt xa nhiều cao thủ trong các tiểu thuyết của Kim Dung cũng không hoàn toàn sai.
Cao thủ cường đại võ lâm nghìn năm
Luận về kiếm thuật và khả năng thực chiến, không cao thủ nào trong tiểu thuyết của Kim Dung có thể vượt qua A Thanh. (Ảnh: Sohu)
Sỏ dĩ, A Thanh được mệnh danh là cao thủ cường đại võ lâm mấy nghìn năm là bởi thời điểm nàng xuất hiện. A Thanh sống vào thời Chiến Quốc, sau khi Việt vương Câu Tiễn bại trận trước Ngô vương Phù Sai. Việt vương Câu Tiễn trị vì từ năm 496 tới 465 trước công nguyên. Thời điểm này cách năm Đạt Ma sư tổ thành lập môn phái Thiếu Lâm (năm 500, thời nhà Lương) khoảng 1.000 năm. Mặc dù, A Thanh không sống tới cả nghìn năm nhưng trong giới võ lâm cả khi nàng sống và qua đời cũng khó có cao thủ nào sánh kịp với võ công của nàng. Vì vậy, nếu nói A Thanh chính là cao thủ cường đại nghìn năm không hề ngoa.
- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán