Khám phá

Thánh nhân Khổng Tử cao thủ võ lâm, tiên thơ Lý Bạch đánh nhau cực giỏi, bạn biết chưa?

Khổng Tử và Lý Bạch đều là những danh nhân văn võ song toàn, không chỉ tài hoa vượt bậc còn có tài võ học đáng kinh ngạc.

Sắc dục đã khiến bao cổ nhân mất trắng cơ nghiệp, ba vị anh hùng này là trường hợp hiếm thấy vẫn giữ vững lý trí để vượt qua ải mỹ nhân / Ẩn ý đằng sau hành động uống rượu đập bát của cổ nhân Trung Hoa

Các bậc văn nhân thời cổ đại thường khiến người đời sau có ấn tượng rằng họ là những kẻ trói gà không chặt. Thế nhưng trong lịch sử, thực tế đã có rất nhiều văn nhân sở hữu võ nghệ cao cường, có thể nói là văn võ song toàn.

Lấy Khổng Tử làm ví dụ, một một triết gia và chính trị gia sinh sống cuối thời Xuân Thu. Khổng Tử không chỉ có tài trí hơn người mà khí lực cũng cực lớn. Hay gần hơn là Lý Bạch, người được mệnh danh là "tiên thơ" thời nhà Đường. Lý Bạch không những tài hoa vượt trội mà còn là một đại hiệp đúng nghĩa, đánh nhau không ngán một ai. Thế nhưng đến thời Tống, văn nhân trở nên lả lướt, không hề động võ, nguyên nhân tại sao?

Theo tìm hiểu, văn nhân cổ đại không chỉ biết đọc sách mà còn chăm chỉ luyện tập võ thuật để nâng cao thể lực, tiêu biểu nhất là Thánh nhân Khổng Tử.

Thánh nhân Khổng Tử cao thủ võ lâm, tiên thơ Lý Bạch đánh nhau cực giỏi, bạn biết chưa? ảnh 1

Ảnh minh hoạ Lý Bạch.

Theo "Sử ký: Khổng Tử thế gia", Khổng Tử cao 9 thước 6 tấc, tương đương hơn 2m, vóc dáng rất vạm vỡ, văn võ song toàn.

"Lữ thị Xuân Thu" cũng chép rằng, sức mạnh của Khổng Tử cực lớn, có thể dễ dàng nâng cổng thành. Điều này cho thấy ông không chỉ cao lớn, mà còn có sức mạnh phi thường, khẳng định thường xuyên luyện tập thể dục.

Thánh nhân Khổng Tử cao thủ võ lâm, tiên thơ Lý Bạch đánh nhau cực giỏi, bạn biết chưa? ảnh 2

Khổng Tử không chỉ cao lớn mà còn có khí lực địch trăm người.

Ngoài ra, về học vấn, Khổng Tử cho rằng người học chữ nên học sáu nghệ thuật "lễ, nhạc, xạ, ngư, thư, sổ" tức là đạo đức, âm nhạc, bắn tên, cưỡi ngựa, thư pháp và số học. Khổng Tử tin rằng giáo dục không nên chỉ chú trọng vào văn, võ cũng rất quan trọng.

"Tiên thơ" Lý Bạch cũng là người tiêu biểu cho người văn võ song toàn. Thời Đường thịnh trị, du hiệp thịnh hành, Lý Bạch tính cách nhiệt huyết, phóng khoáng, thường không ngại "dạy dỗ" những kẻ lưu manh, du côn, hành hiệp trượng nghĩa.

 

Nhà thơ Ngụy Hạo đời Đường đã miêu tả Lí Bạch là một người dũng cảm, hào hiệp, có thể dùng tay không chế phục vài người. Khi đến tuổi trung niên, Lý Bạch rời Trường An đi du lịch khắp nơi không chỉ vì tu đạo mà còn là để bồi dưỡng kiếm thuật.

Thánh nhân Khổng Tử cao thủ võ lâm, tiên thơ Lý Bạch đánh nhau cực giỏi, bạn biết chưa? ảnh 3

Lý Bạch không chỉ là "tiên thơ" mà còn cực giỏi võ.

Trước đó, Lý Bạch cũng từng bái đệ nhất cao thủ Bùi Mân làm sư phụ để học kiếm thuật. Sau khi thành tài, Lý Bạch cũng nhận một vị tên là Vũ Ngạc làm đồ đệ, truyền dạy kiếm pháp.

Thế nhưng đến thời Tống, hoàng đế là người trọng văn khinh või, nếu lúc đó võ thuật cao cường, ắt sẽ bị cho là học thức thấp, là người thô lỗ, không văn nhã. Hơn nữa, sau khi chế độ khoa cử thay đổi, thế gia đại tộc xuống dốc, học vỡ cần dùng nhiều tiền, nhiều sĩ tử nhà nghèo chỉ có thể dựa vào việc đọc sách để thay đổi vận thế, căn bản không có dư thừa tiền tài để luyện võ, cuối cùng khiến võ học mai một, văn nhân cũng yếu ớt hơn nhiều.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm