Khám phá

Cạo trọc nửa đầu, tết tóc đuôi sam: Kiểu tóc của nam giới nhà Thanh ngầm truyền tải thông điệp gì?

“Để tóc mất đầu, để đầu mất tóc” - nam giới thời nhà Thanh chỉ có một sự lựa chọn.

9 hình ảnh y học cổ xưa gây ám ảnh người xem / Ngỡ ngàng vẻ đẹp kiến trúc thời Trần từ Quần thể văn hóa tâm linh Fansipan

Hỏi vui: Tại sao nam giới triều Thanh cạo nửa đầu, tết tóc đuôi sam?

Đáp gọn: Triều đại nhà Thanh chứng kiến sự "đổi ngôi" thống trị từ dân tộc Hán sang dân tộc Mãn (một dân tộc thuộc nhóm người Tungus có nguồn gốc từ vùng Mãn Châu).

Trước thời kỳ này, đàn ông Hán chỉ để những kiểu tóc búi hoặc tóc dài chia hai bên, nhưng sau đó, lệnh "để tóc mất đầu, để đầu mất tóc" được ban bố và thi hành khắp cả nước, yêu cầu nam giới bắt buộc phải cạo nửa đầu và tết tóc đuôi sam - vốn là kiểu tóc truyền thống của người Mãn. Đây cũng chính là cách người Mãn truyền tải thông điệp muốn đồng hóa dân tộc Hán.

Cạo trọc nửa đầu, tết tóc đuôi sam: Kiểu tóc của nam giới nhà Thanh ngầm truyền tải thông điệp gì? - Ảnh 1.

Kiểu tóc phổ biến của đàn ông Trung Quốc dưới triều đại nhà Minh, nhà Thanh và thời Dân Quốc. Ảnh: Internet

Kiểu tóc kỳ lạ này xuất hiện do nhu cầu săn bắn, hái lượm trong thời cổ đại. Nếu tóc không để gọn gàng không chỉ gây nhiều khó khăn, làm khuất tầm nhìn con mồi mà còn gây nguy hiểm. Vì vậy, người Mãn bắt đầu cạo phần tóc phía trước và tết đuôi sam sau đầu, vừa gọn gàng tiện lợi, đêm đêm ở nơi hoang vu còn có thể dùng làm gối.

Thêm vào đó, người Mãn vốn có niềm tin vào Đạo giáo, họ quan niệm rằng tóc nằm trên đầu là nơi gần với trời nhất nên linh hồn mỗi con người sẽ nằm ở đây. Đến khi được tiếp xúc quan niệm người Hán “thân là tóc, là da, là phụ tử” người Mãn càng nhận thấy tầm quan trọng của bím tóc.

Dù người Mãn có đi bất cứ đâu, hy sinh ở chiến trường cũng phải cắt bím tóc mang về nhà, họ tin rằng chỉ như vậy linh hồn mới có thể về trời.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm