Khám phá

Cặp kính “trừ tà” từ thế kỷ 17 được đấu giá lên tới 13.5 triệu USD

Hai cặp kính từ thế kỷ 17 với các chi tiết nạm ngọc, kim cương và ngọc lục bảo dự kiến sẽ có giá bán lên tới hơn 13 triệu USD trong tháng 10 tới đây.

4 điều kỳ lạ trong Cố cung: Điều thứ hai là nỗi xấu hổ của người Trung Quốc, điều cuối cùng khiến người ta cảm thấy vô lý nhưng chưa thể lý giải / Vượt qua làn khói kỳ lạ từ mộ cổ 300 năm, chuyên gia đụng độ hàng nghìn 'phi đao': Ai nấy đều bỏ chạy

Tới đây, hai cặp kính đặc biệt có nguồn gốc Ấn Độ từ thế kỷ 17 sẽ được đưa đi trưng bày tại nhiều khu vực bao gồm Newyork, HongKong và London trước khi chính thức rao bán trong đợt giảm giá tháng 10. Hai cặp kính này được cho là vật dụng của các hoàng đế trong Đế chế Mughal – những người từng cai trị tiểu lục địa Ấn Độ. Chúng được nạm ngọc xung quanh thân, với thấu kính làm từ kim cương và ngọc lục bảo.

Cặp kính “trừ tà” từ thế kỷ 17 được đấu giá lên tới 13.5 triệu USD - Ảnh 1.

(Ảnh: CNN)

Edward Gibbs – chủ tịch của hãng đấu giá nổi tiếng Sotheby’s tại Trung Đông và Ấn Độ chia sẻ: “Dựa trên những gì chúng tôi từng biết, đây là những cặp kính có một không hai cho tới thời điểm hiện tại”.

Cũng theo ông, kích thước lớn đến mức ấn tượng của những viên đá quý tạo nên hai cặp kính này đồng thời là một yếu tố khiến chúng trở nên đặc biệt và quý hiếm đến vậy. Các thấu kính với tên gọi mỹ miều “Vầng hào quang” được cho là một phần của viên kim cương 200 carat duy nhất từng được tìm thấy tại vùng Golconda (thuộc Ấn Độ ngày nay). Thêm vào đó, tròng kính màu xanh ngọc lục bảo được mệnh danh là “Cổng thiên đường”, có thể là một phần của viên ngọc lục bảo Colombia nặng hơn 300 carat.

Cặp kính “trừ tà” từ thế kỷ 17 được đấu giá lên tới 13.5 triệu USD - Ảnh 2.

Chiếc kính "Cổng thiên đường" được cho rằng có phần mắt kính được cắt ra từ một viên ngọc lục bảo Colombia (Ảnh: CNN)

Dựa trên độ “khủng” của những viên đá quý này, Gibbs cho rằng chủ nhân của chúng chỉ có thể là các vị hoàng đế hoặc cận thần cao cấp dưới triều đại Mughal. Trong tín ngưỡng Hồi giáo và Ấn độ, các loại đá quý luôn được đề cao bởi chúng có mối liên hệ mật thiết với tâm linh, là phương tiện cho tinh tú dẫn dắt những ý định tốt lành của vũ trụ. Thêm vào đó, xanh lá cây cũng là màu sắc có sự liên kết với thiên đường, sự cứu rỗi và cuộc sống vĩnh cửu trong Hồi giáo – tôn giáo chính của những người cai trị Mughal. Do đó, Gibbs cho rằng việc nhìn ngắm thế giới qua chiếc kính ngọc lục bảo mang ẩn ý “dẫn dắt bạn tới cửa vào thiên đường, cho bạn thấy thiên đường xanh tươi đang chờ đợi”.

Các nhà khoa học cho rằng, mắt kính của "Vầng hào quang" được cắt từ một viên kim cương 200 carat (Ảnh: CNN

Các nhà khoa học cho rằng, mắt kính của "Vầng hào quang" được cắt từ một viên kim cương 200 carat (Ảnh: CNN)

 

Đế chế Mughal nổi tiếng trong lịch sử với sự phát triển của ngành nghề thủ công trang sức và hai cặp kính đặc biệt này chính là những minh chứng rõ ràng nhất cho tài năng của những người thợ dưới triều đại này. Gibbs cho biết vào thế kỉ 17, Ấn Độ là “nguồn cung cấp kim cương duy nhất trên thế giới” và cũng là nơi có kỹ thuật tân tiến nhất của thời đại. Cũng theo ông, việc tạo ra những thấu kính này đòi hỏi “trình độ khoa học, kỹ thuật phi thường” vì chúng được tạo ra hoàn toàn thủ công và nếu chỉ một sai sót nhỏ xảy ra, người thợ sẽ mất cả viên đá.

Hãng đấu giá Sotheby’s ước tính hai cặp kính này sẽ được bán với giá khoảng 2,1 triệu đến 3,5 triệu USD cho mỗi chiếc. Mặc dù đã có tuổi đời lên tới vài trăm năm, cả khung và thấu kính của chúng đều mang dáng vẻ hiện đại, đúng xu hướng. Gibbs chia sẻ: “Việc giới mộ điệu và người nổi tiếng hiện nay ưa chuộng những kiểu mốt này là minh chứng cho phong cách bền bỉ và tinh xảo của đồ trang sức Ấn Độ”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm