Cặp vợ chồng Ấn Độ từ bỏ tiện nghi ở thủ đô, lên rừng mua đất làm nhà cho hổ
Hổ cái ‘độc nhãn’ đoạt mạng cá sấu khổng lồ trong ‘một nốt nhạc’ / Tê giác đực 'hùng hổ' húc bay con non, tê giác mẹ lao đến quyết 'sống mái' một phen
Hổ sinh sống ở Khu bảo tồn Ranthambore, Ấn Độ |
Câu chuyện truyền cảm hứng về tình yêu thiên nhiên và động vật hoang dã của cặp vợ chồng ở Ấn Độ khiến nhiều người cảm phục.
Aditya Singh, một nhiếp ảnh gia người Ấn Độ cùng vợ đã mua rất nhiều đất đai ở vùng tiếp giáp Khu bảo tồn hổ Ranthambore nổi tiếng ở Rajasthan, chỉ đơn giản để trồng rừng làm nơi ẩn náu cho những con hổ và nhiều loài động vật hoang dã khác.
Năm 1998, Aditya Singh từ bỏ công việc đang ổn định, cuộc sống tiện nghi thoải mái của mình ở thủ đô Delhi để đến định cư tại một góc hẻo lánh của bang Rajasthan, giáp với Khu bảo tồn hổ Ranthambore.
Aditya Singh chụp ảnh cùng hổ |
Ông cùng vợ, họa sĩ Poonam Singh, mở một khu du lịch để kiếm sống. Họ mua lại những mảnh đất xung quanh vùng đất hổ sinh sống mà người dân địa phương rất muốn bán để rời đi chỗ khác.
20 năm trôi qua, 35 mẫu đất của họ đã biến thành một khu rừng xanh tốt, hổ, lợn rừng và nhiều động vật khác có thêm chỗ trú ngụ. Vợ chồng ông cũng xây dựng nhà trong khu vực sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
Khu vực 35 mẫu đất rộng lớn được phủ cây xanh khác hẳn những mảnh đất khô cằn xung quanh |
Trong một cảnh quay trên không, Singh chỉ vào mảnh đất của họ, một khoảng đất xanh tươi có chung biên giới so với vùng đất cằn cỗi của khu bảo tồn hổ Ranthambore. Ông cũng đã tạo ra một số hố nước trong vùng đất để đảm bảo rằng các động vật hoang dã có nước uống ngay cả trong mùa hè.
Singh chia sẻ rằng các doanh nhân và nông dân thường xuyên tiếp cận tìm mua đất của ông để khai thác nông nghiệp cũng như xây dựng nhiều dự án khác. Tuy nhiên, vì tình yêu với thiên nhiên hoang dã, ông cùng vợ chưa bao giờ có ý định bán đất lấy lời.
Đàn hổ xuất hiện ngày một nhiều trong khu vực |
Aditya và Poonam Singh không phải là những nhà bảo tồn Ấn Độ duy nhất tự mình khôi phục tự nhiên tạo môi trường cho động vật sinh sống.
Anil và Pamela Malhotra cũng đã dành hàng thập kỷ trong cuộc đời để biến một mảnh đất nông nghiệp rộng 300 mẫu ở Karnataka thành một khu bảo tồn xanh cho voi và các động vật hoang dã khác.
Vishweshwar Dutt Saklani, người được mệnh danh là "Người cây" của Ấn Độ đã dành cả đời để trồng hơn 5 triệu cây xanh, biến quê hương cằn cỗi một thời của mình thành khu rừng tươi tốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Loài cá duy nhất trên thế giới không ai bắt được khi còn sống: Dài đến 9m, được yêu thích ở Việt Nam
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
Hai người nông dân đi bắt ốc từng vô tình đào được cây gỗ quý hàng đầu Việt Nam: Dài 15m, có tuổi đời khoảng 100 năm