Câu chuyện có thật về Mercury 13 và những người phụ nữ chưa từng lên vũ trụ
Bỏ gần 500 triệu đồng mua căn nhà cũ nát, người đàn ông bất ngờ phát hiện "kho báu" trị giá gần 4 tỉ ngay phía sau sân chỉ nhờ một trận bão / Nữ nhân được Hoàng đế Càn Long chọn làm con dâu: Xuất thân không quá hiển hách, 15 tuổi xuất giá, 21 năm sau trở thành Hoàng hậu
Vào tháng 4/1959, NASA đã giới thiệu với thế giới 7 người đàn ông da trắng, râu tóc gọn gàng, thể hình hoàn hảo. Tất cả họ đều là các phi công quân sự, những người đã trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo đang ở đỉnh cao của thể lực. Họ đều đã được NASA chọn làm các phi hành gia đầu tiên của Mỹ - còn được biết tới với tên gọi Mercury 7.
Các thành viên của Mercury 7.
Những người đàn ông này nhanh chóng trở thành những cái tên quen thuộc khi họ tham gia chương trình không gian của NASA, được đào tạo khắc nghiệt để có thể tồn tại trong những hành trình vũ trụ đầy khắc nghiệt.
Nhưng khi NASA đưa những người đàn ông trong Mercury 7 vào các thử nghiệm, một câu hỏi được đặt ra là: Nếu đàn ông có thể làm được thì phụ nữ liệu cũng có thể làm được hay không?
Wally Funk là một trong những phụ nữ đã chứng minh rằng mình có thể.
Cô là thành viên của một nhóm hiện được gọi là Mercury 13 - những phụ nữ đã tham gia một chương trình đào tạo phi hành gia nữ ít được biết đến từ năm 1960 đến năm 1962. Nó nhằm mục đích xem liệu một ngày nào đó phụ nữ có thể bay trong không gian hay không.
Chương trình này là sản phẩm trí tuệ của William Randolph Lovelace II, một bác sĩ y khoa chịu trách nhiệm kiểm tra cho các ứng viên phi hành gia của chương trình Mercury 7 ban đầu, để đảm bảo họ phù hợp với việc du hành vũ trụ. Lovelace tò mò muốn biết liệu phụ nữ có thể vượt qua những bài kiểm tra tương tự hay không. Vì vậy, ông đã chọn 25 phụ nữ để thực hiện một chương trình do tư nhân tài trợ tại Trung tâm Y tế Lovelace của mình ở Albuquerque, bang New Mexico, Mỹ.
13 người phụ nữ đã được cho trải qua các thử nghiệm dành cho các nam phi hành gia để kiểm tra xem họ có đủ điều kiện bay vào vũ trụ hay không.
Những người phụ nữ này là các phi công được đào tạo, nhiều người trong số họ được tuyển chọn thông qua tổ chức hàng không dành cho phụ nữ là Ninety-Nines, hoặc được tuyển dụng bằng cách truyền miệng. Giống như các nam phi công đã được thử nghiệm cho chương trình Mercury 7, Lovelace muốn những phụ nữ có thể bay.
Trong số 25 phụ nữ được kiểm tra sơ bộ ban đầu, 13 người đã vượt qua, bao gồm cả Wally Funk.
Cô đã tham gia khóa huấn luyện bay năm 16 tuổi, tốt nghiệp đứng đầu lớp và trở thành nữ huấn luyện viên bay đầu tiên tại căn cứ quân đội Fort Sill ở Oklahoma, khi mới 20 tuổi.
Năm 21 tuổi, người phụ nữ này nhận được cuộc gọi từ một người bạn và đồng nghiệp là phi công Jerrie Cobb (người phụ nữ đầu tiên bắt đầu các cuộc thử nghiệm của Lovelace). Cobb nói với Funk về chương trình tư nhân mới này nhằm thử nghiệm các phi hành gia nữ. Hai tuần sau, cô tới trình diện tại phòng khám ở New Mexico.
Jerrie Cobb, bạn của Wally Funk, một trong những phụ nữ đầu tiên trải qua cuộc kiểm tra tại Trung tâm Y tế Lovelace, đang được gắn vào một chiếc máy nghiêng để kiểm tra các dị tật tim.
"Các bài kiểm tra rất toàn diện và mệt mỏi", Funk vẫn nhớ mọi thứ.
Cobb trước đó đã cảnh báo trước với cô về những gì được miêu tả về chương trình: "Cơ thể của bạn sẽ rất khó khăn để vượt qua tất cả những điều này". Và Funk khi đó đáp lại qua điện thoại một cách tự tin rằng: "Cứ để đó cho tôi!".
Nhưng chương trình này không hề đơn giản và dễ dàng. Đầu tiên là cô vừa bị trói vào ghế, vừa bị tiêm nước lạnh 10 độ vào tai phải.
"Whoo - điều đó sẽ khiến bạn giật mình!", Funk nhớ lại.
Sau đó là các màn chụp X-quang, kiểm tra thị lực và bài kiểm tra được thiết kế để gây say tàu xe. Cô đã trải qua các buổi kiểm tra tâm lý và khám phụ khoa (bài kiểm tra duy nhất mà các phi hành gia trong nhóm Mercury 7 không phải làm). Cô được đặt các ống dẫn xuống cổ họng để đo dịch vị và đặt các điện cực vào cơ để kiểm tra xem chúng sẽ co thắt như thế nào. Trong bức ảnh ở đầu trang, đó là Funk đang đeo mặt nạ phòng độc trong quá trình kiểm tra tại Trung tâm Y tế Lovelace.
Cô cũng được đưa vào một bể bơi được thiết kế đặc biệt để kiểm tra khả năng phục hồi tinh thần, và không có gì ngoài hai viên gạch xốp để giữ cô nổi trên nước.
"Không có ánh sáng, không có tiếng ồn, không có gì cả. Tôi còn không thể nói được", Funk nói. "Tôi nghĩ rằng họ đã nghĩ tôi sẽ bị ảo giác, nhưng tôi đã không như vậy."
Cô đã ở trong đó 10 giờ 35 phút.
Theo Margaret Weitekamp, chủ nhiệm bộ phận lịch sử không gian tại Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Smithsonian, 13 người phụ nữ trong chương trình không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn do nam giới đặt ra mà họ còn vượt qua chúng. Và ấn tượng hơn nữa, theo Weitekamp, đó là việc những người phụ nữ đã trải qua chương trình một mình hoặc theo cặp mà không có bất kỳ đồng nghiệp nào cạnh tranh hoặc cổ vũ họ.
"Khi so sánh các thử nghiệm, bạn có thể thấy rằng phụ nữ có sức khỏe tim phổi tốt hơn", Weitekamp nói. "Về mặt lịch sử, họ đã làm tốt hơn trong các thử nghiệm này và những thử nghiệm khác trong sự cô lập và trong cả thử nghiệm tước đoạt cảm giác. Tôi nghĩ điều đáng chú ý hơn là phụ nữ đã làm tốt như thế nào, vì điều kiện thử nghiệm của họ theo một số cách thì khó hơn nhiều so với những gì đàn ông đã trải qua."
Nhưng bất chấp thành công của chương trình, những người phụ nữ này không bao giờ lọt vào hàng ngũ ưu tú của chương trình phi hành gia của NASA. Họ dự định sẽ đi thử nghiệm thêm tại một cơ sở quân sự ở Pensacola, bang Florida, nhưng chương trình đã bị đóng lại trước khi họ có cơ hội.
Nhiều năm sau, Wally Funk vẫn không hiểu hết chuyện gì đã xảy ra, hay tại sao lại có nhiều sự phản đối khi có phụ nữ trong các chương trình vũ trụ.
Câu trả lời khá phức tạp. Nó liên quan tới vấn đề phân biệt giới tính vào những năm 1960. Trong một phiên điều trần của quốc hội, phi hành gia John Glenn của dự án Mercury 7 đã so sánh các nữ phi hành gia với việc mẹ của mình đang cố gắng tham gia một đội bóng đá. Nó cũng liên quan tới một chuỗi các sự kiện khác, bao gồm cả một lá thư của Tổng thống Lyndon Johnson với dòng chữ nguệch ngoạc: "Hãy dừng việc này lại ngay bây giờ!"
Wally Funk (phải), tại một sự kiện của Virgin Galactic ở New Mexico.
Wally Funk bây giờ đang ở tuổi 80, trông vẫn tươi sáng và tràn đầy năng lượng. Là một trong 13 phụ nữ đã tham gia chương trình phụ nữ trong không gian của Lovelace vào năm 1961 và hiện bà vẫn muốn bay trong không gian.
Funk đã trả tiền cho một vị trí trong danh sách chờ của Virgin Galactic - một công ty hàng không vũ trụ của Anh thuộc Tập đoàn Virgin - để trở thành một phi hành gia tư nhân, trong các chuyến bay du lịch vào vũ trụ dạng thương mai có thể sẽ được thực hiện trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?