Câu chuyện kinh dị của loài chuột "khỏa thân" sẽ giúp bạn hiểu động vật có thể làm mọi thứ để sinh tồn
"Phạt cười" - cách tra tấn đáng sợ thời cổ đại: Khi nụ cười có thể gây ra nỗi đau kinh hoàng cho các phạm nhân / Bí ẩn 'kinh hoàng' về những vương quốc hùng mạnh "bị lãng quên"
Chuột dũi trụi lông (naked mole rat) là một loài vật kỳ lạ. Chúng kỳ lạ ngay từ hình thể - "khỏa thân" 100%. Rồi đến những khả năng vô cùng ấn tượng như không cảm thấy đau, không cần oxy vẫn sống được ít nhất 20 phút, và đặc biệt là gần như miễn nhiễm hoàn toàn với ung thư.
Đời sống xã hội của loài chuột này cũng khác với chuột thường, mà giống với mối và kiến nhiều hơn. Tức là, chúng sống theo các vùng thuộc địa, với 1 con chuột "chúa" và các chuột "thợ" vây quanh.
Chuột dũi trụi lông sống phân cấp xã hội rất rõ ràng
Trên thực tế thì đây là một cấu trúc xã hội không bình thường đối với các loài động vật có vú. Một nhóm chuyên gia người Nhật Bản vì thế đã quyết định tìm hiểu xem lý do và cơ chế đằng sau hệ thống xã hội ấy là gì.
Có điều, những gì họ tìm ra thực sự cũng kinh dị hơn tưởng tượng. Và sự kinh dị ấy đến từ cách chuột chúa đẻ con. Mỗi lần sinh nở, chuột chúa lại... nhét phân của chính mình vào mồm lũ con.
Thử nghĩ xem có kinh dị không, khi thứ đầu tiên bạn được ăn khi ra đời lại là cục phân của mẹ? Vậy mà lũ chuột quái đản này lại làm như vậy. Tất nhiên là có lý do cho chuyện đó.
Thứ đầu tiên chúng ăn khi ra đời chính là... cục phân của mẹ
Theo các chuyên gia, những cục phân ấy có chứa rất nhiều hormone của chuột chúa. Khi cho chuột con ăn, nó giống như một hiệu lệnh phát ra cho chuột thợ để chúng chăm sóc bọn trẻ, dù đó không phải là con của mình.
Để có được kết quả này, các chuyên gia đã phải theo dõi lũ chuột trong một thời gian dài. Họ nhận ra rằng lũ chuột cấp dưới có các hành vi chăm sóc chuột con sau khi sinh nhiều hơn cả lúc chăm chuột chúa đang mang thai. Điều này khiến họ nghi ngờ rằng estradiol - hormone quan trọng của chuột chúa - đã được chuyển sang con, dù không chứng thực được.
Sau đó, họ theo dõi 2 nhóm chuột khác nhau. Trong vòng 9 ngày, một nhóm được ăn phân của chuột chúa mới sinh nở, nhóm còn lại ăn của chuột chưa sinh sản. Kết quả, nhóm đầu tiên có sự gia tăng về estradiol. Đồng thời, lũ chuột thợ cũng có phản ứng nhanh hơn với tiếng kêu của chuột sơ sinh ở nhóm đầu tiên.
"Chúng tôi đặt giả thuyết rằng lượng estradiol trong cá thể non tăng lên thông qua việc... ăn phân. Điều đó giúp chuột thợ phản ứng nhanh hơn khi chuột non kêu lên." - trích trong nghiên cứu.
Trên thực tế, việc nuôi con bằng phân cũng không quá hiếm trong thế giới động vật, nổi bật nhất là ở chó, voi và tinh tinh. Các con non sẽ ăn phân của mẹ nhằm bổ sung một số vi khuẩn đường ruột cần thiết cho sinh tồn.
Nhưng nhìn chung, loài chuột dũi trụi lông (Heterocephalus glaber) vẫn rất đặc biệt. Ở thời điểm hiện tại, đây là một trong 2 loài thú có phân cấp xã hội rõ ràng nhất, sống theo thuộc địa giống như loài kiến.
Không rõ vì sao chúng sống được như vậy, nhưng các giả thuyết chỉ ra rằng có thể nguyên nhân đến từ những biến đổi quá kinh khủng từ môi trường ở thời điểm chúng sinh ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà