Khám phá

Câu chuyện ly kỳ về ngón tay người tuyết

Một ngón tay màu đen, cong, to quá cỡ, bị tình nghi là tay của người tuyết yeti từ nhiều năm nay, hóa ra lại là tay người.

Tìm thấy một bàn chân Người Tuyết ở Boston / Quay được hình ảnh Người tuyết ở Nga

Suốt nhiều thập kỷ nay, ngón tay dài tới 9 cm và rộng ngang gần 2,5 cm này vẫn được trưng bày tại Viện bảo tàng Hunterian của Viện Giải phẫu Hoàng gia London dưới chú thích “Ngón tay của người Yeti”. Theo chú giải của viện Bảo tàng, đây là ngón tay được lấy từ bàn tay của người tuyết Yeti tại khu đền Pangboche ở Nepal và người thực hiện phi vụ này là nhà leo núi người Mỹ Peter Byrne.

Lời nguyền của đền Pangboche

Ngón tay từng được cho là của người tuyết

“Ông Byrne năm nay đã 85 tuổi và đang sống tại Mỹ”, nhà báo Matthew Hill của BBC, người năm ngoái xin được giấy phép nghiên cứu và dựng phim tài liệu về ngón tay bí ẩn trên tuyên bố.

Peter Byrne là thành viên của một đoàn thám hiểm được cử đến Himalay vào năm 1958 để tìm kiếm bằng chứng về sự tồn tại của sinh vật truyền thuyết Yeti. Byrne đã lưu lại khu đền Pangboche và nghe lỏm được thông tin có một bàn tay người tuyết Yeti được cất giữ tại đây.

“Trông nó giống như một bàn tay người quá khổ: da tay nhăn nheo, nứt nẻ, đen nhẻm. Nến và đèn dầu bên trong đèn đã khiến cho bàn tay nhờn, nhiều dầu. Những ngón tay cong lại một cách kỳ dị”, Byrne kể lại với Matthew Hill.

Byrne đã ngay lập tức đặt vấn đề với sư trụ trì, mong được mang bàn tay về Mỹ để nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà sư từ chối với lý do, nếu bàn tay bị mang ra khỏi đền, họ sẽ phải hứng chịu một lời nguyền khủng khiếp.

Trộm long tráo phụng

 

Nhưng theo Daily Mail, quá phấn khích với phát hiện này, Byrne đã gọi điện cho một nhà tỷ phú người Mỹ là Tom Slick để xin tư vấn nên làm gì tiếp theo. Vị tỷ phú Slick đã hẹn Byrne đi ăn tối và mời thêm Giáo sư linh trưởng học nổi tiếng William Osmond Hill. Tại đây, một kế hoạch trộm long tráo phụng táo tợn đã được vạch ra. Byrne có nhiệm vụ thương thuyết với các nhà sư tại ngôi đền để “xin” một ngón tay. Ông ta sẽ dùng một ngón tay khác để thay thế. Giáo sư Osmond Hill đã rất nhanh dúi vào tay Byrne một chiếc túi bìa, bên trong đựng một ngón tay mà ông lấy được từ khoa giải phẫu của Trường đại học.

Một năm sau, Byrne quay trở lại khu đền. Sau nhiều lần từ chối, các nhà sư cũng đành đồng ý cho Byrne ra đi với một ngón tay “linh vật”, đổi lại, Byrne sẽ đưa cho nhà chùa 100 bảng Anh. Ngón tay giả được buộc bằng dây vào với bàn tay thật và đổ hóa chất lên trên để ngả màu đều với các ngón còn lại.

Do luật của Nepal nghiêm cấm xuất cảnh những thứ liên quan đến người Yeti, Byrne đã tìm cách chuyển ngón tay lấy được về Mỹ với sự giúp đỡ của ngôi sao điện ảnh Hollywood James Steward, người đến Calcutta du lịch cùng người vợ Gloria. Ngón tay này được giấu trong va ly đựng đồ lót của Gloria trước khi về tay các nhà khoa học tại London.

Chìm vào quên lãng

Xét nghiệm ban đầu của Giáo sư Hill cho rằng ngón tay đó thuộc về một giống người lai vượn. Tuy nhiên điều kỳ lạ là sau bao nhiêu kỳ công để lấy được ngón tay nói trên, nó lại bị đóng hộp và cất giữ trong Viện bảo tàng trong quên lãng.

 

Chỉ sau khi Matthew Hill tiến hành làm phim tài liệu về người tuyết Yeti, ngón tay nói trên mới được khơi lại và đưa đi phân tích DNA cao cấp tại Viện Động vật học Edinburgh, Scotland.

Thế nhưng một kết quả chấn động đã được công bố: Edinburg chỉ tìm thấy DNA của người từ ngón tay này. Nói cách khác, họ phủ nhận đây là ngón tay của người Yeti.

Còn có tên khác là người tuyết, theo truyền thuyết Yeti là một sinh vật toàn thân phủ đầy long giống như vượn, cao tới 2 m, chuyên sống về đêm tại khu rừng và núi tuyết của dãy Himalaya. Mặc dù nhiều người tuyên bố họ đã nhìn thấy người tuyết hoặc tìm thấy dấu vết do người tuyết để lại, song cộng đồng khoa học vẫn tin rừng yeti chỉ là truyền thuyết không hơn.

Bình luận về câu chuyện, ông Sam Alberti, Giám đốc viện Bảo tàng Hunterian cho rằng, câu chuyện về ngón tay ở đền Pangboche đã cho thấy trí tưởng tượng của con người mạnh tới mức nào khi họ cố chứng minh sự tồn tại của một sinh vật giả tưởng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm