Khám phá

Câu chuyện 'trộm vợ' của vua cha và cái kết bi đát cho một thời đại ở Trung Quốc

Câu chuyện trộm vợ của vua cha nổi tiếng nhất có lẽ là chuyện của Hoàng đế Đường Cao Tông Lý Trị và người mẹ kế bị Lý Trị chiếm đoạt không ai khác chính là vị nữ hoàng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc - Võ Tắc Thiên.

Tào Tháo là kẻ thù hay quý nhân của Lưu Bị? / Phát hiện nghĩa địa tàu bí ẩn ở vùng tìm kiếm MH370

Hoàng đế bất chấp luân thường đạo lý 'yêu' cả mẹ kế

Ảnh nguồn: Internet.

Ảnh nguồn: Internet.

Theo ghi chép của sử sách, thì Võ Chiếu vào cung thời vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân làm tài nhân (người thiếp cấp thứ 5 trong hậu cung) năm 635 khi mới 10 tuổi. Có lẽ vào cung khi còn quá nhỏ, nên Võ Chiếu không được Lý Thế Dân sủng hạnh mà chỉ được làm một người hầu việc bút mực cho Hoàng đế.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà Võ Chiếu không được Thái Tông chú ý tới. Thấy tên Võ Chiếu không hay vua bèn đổi tên cho nàng thành Mỵ (với nghĩa là xinh đẹp, dịu dàng), vì vậy, người ta còn gọi Võ Tắc Thiên là Võ Mỵ Nương.

Đến khi Võ Mỵ Nương đã bước vào tuổi lớn thì cũng là lúc Lý Thế Dân đã về già. Ông vua qua đời ở độ tuổi 50. Chính vì vậy, trong thời gian này, Võ Mỵ Nương bắt đầu để ý đến một người trẻ hơn, đó chính là thái tử Lý Trị.

Lý Trị là con trai thứ 9 của Đường Thái Tông Lý Thế Dân (599 – 649) nổi tiếng. Mẹ ông là Trưởng Tôn Hoàng Hậu – người vợ luôn giúp đỡ, phò tá Đường Thái Tông.

Do chỉ là con thứ, Lý Trị lúc đầu không được nhiều người để ý. Tuy nhiên, kể từ khi mẹ ông qua đời, khi đó ông mới lên 9 đã khóc rất nhiều tại đám tang của Trưởng Tôn Hoàng Hậu – Ái phi được Đường Thái Tông rất sủng ái. Tiếng khóc lớn của cậu bé 9 tuổi khiến vua cha bắt đầu chú ý, để ý hơn đến hoàng tử nhỏ.

 

Mối tình oan trái với mẹ kế dẫn tới mất giang sơn

nh nguồn: Internet.

Ảnh nguồn: Internet.

Dù chỉ kém nhau 3 tuổi, thế nhưng về thân phận thì Võ Mỵ Nương là vợ thứ của Đường Thái Tông, nghĩa là mẹ kế của Lý Trị. Vì vậy, lúc bấy giờ mặc dù Lý Trị rất thích Mỵ Nương và muốn chiếm nàng về làm của riêng song chỉ dám giấu kín chuyện đó trong lòng.

Tới năm 649, Đường Thái Tông qua đời. Vào thời đó, theo luật lệ nhà Đường, khi Hoàng đế băng hà thì Võ Mỵ Nương phải xuống tóc, vào chùa Cảm Nghiệp tu hành để tỏ lòng trung trinh với tiên đế.

Chỉ hai năm sau đó, nhân một chuyến lên chùa Cảm Nghiệp thắp hương, Cao Tông Lý Trị gặp lại người trong mộng một thời của mình và quyết định đưa nàng trở lại cung.

 

Tuy nhiên, nành động của Cao Tông đã gặp phải sự ngăn cản quyết liệt của các đại thần. Võ Mỵ Nương dù đã xuống tóc nhưng danh nghĩa vẫn là vợ cũ của Thái Tông, tức mẹ kế của Cao Tông. Nếu vua đưa mẹ kế lên long sàng làm bậy, đây là một hành động không thể chấp nhận theo con mắt của các nhà Nho.

Thế nhưng, vì thứ tình yêu mù quáng, Cao Tông không quản gì đến luân thường đạo lý mà các đại thần nhắc tới nữa. Ông vua trẻ vừa mới lên nắm quyền bất chấp tất cả đưa Võ Mỵ Nương về hậu cung phong làm Chiêu nghi.

Sự kiện trên chính là bước ngoặt đối với cả Cao Tông và Võ Mị Nương. Võ Mị Nương từng bước chiếm được niềm tin của Lý Trị, leo lên ngôi Hoàng Hậu, sau đó là Thiên Hậu.

Đường Cao Tông về sau sức khỏe ngày một suy yếu, để Võ Tắc Thiên lộng quyền. Theo tương truyền, Cao Tông có lúc bị đau đầu do phải uống quá nhiều thuốc kích thích Võ Hậu dâng lên.

Năm 664, Cao Tông cũng đã có ý định phế Hậu nhưng bất thành, khiến trung thần Thượng Quan Nghi bị đầu, thái tử Lý Trung phải uống rượu độc.

 

Để rồi cuối cùng sau khi ông qua đời, Thiên Hậu chiếm được thực quyền, nhanh chóng trở thành Hoàng đế và mở ra thời nhà Chu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm