Cầu đá hơn 300 tuổi biến mất không một dấu vết, dân nghi thợ săn khó báu tháo dỡ
Đây là lý do vì sao tìm thấy nhiều xác ướp ở Ai Cập / Đệ nhất mưu sĩ thời Tam Quốc: Giỏi hơn Gia Cát Lượng và Quách Gia
Cho tới ngày 1/10, người dân tới từ ngôi làng Arslanca,tỉnh Gümüşhane, Đông bắc Thổ Nhĩ Kỳvẫn còn thấy cây cầu nằm đó. Nhưng chỉ 5 ngày sau đó, nó "bốc hơi" mà không để lại bất cứ dấu vết nào.
Việc cây cầu mất tích khiến nhiều người tức giận và tiếc nuối bởi nó như một chứng nhân lịch sử đã song hành cùng dân làng trong hơn 3 thế kỷ.
Rất nhiều giả thiết đang được đặt ra. Một số ý kiến cho rằng những cơn mưa nặng hạt tuần trước đã khiến cây cầu bị đổ sập, nhưng dân làng khẳng định không phát hiện bất cứ tàn tích nào của cây cầu ở 2 bờ suối.
Nhiều người vì vậytin rằngcó bàn tay của con người tác động.Bilal Doğan, một người dân trong làng nghi ngờ các tay thợ săn kho báu hoặc những kẻ buôn lậu tạo tác lịch sử đã tới và đánh cắp cây cầu.
"Cây cầu đã hơn 300 tuổi. Có thể những kẻ tham lam đã tới phá cầu để săn tìm kho báu hoặc kiếm tiền", Doğan nói.
Một người dân địa phương khác, Yılmaz Akyıldız nói rằng ký ức tuổi thơ của anh đã biến mất cùng cây cầu.
Cảnh sát địa phương đang mở một cuộc điều tra về vụ việc bí ẩn này.
Ở vùng phía Đông Biển Đen, địa hình đồi núi được phân chia bởi các thung lũng sâu. Tại khu vực thường xuyên có mưa lớn quanh năm này, những cây cầu đá có niên đại từ thời Byzantine, Seljuk và Ottoman được xây dựng để phục vụ việc đi lại của người dân trong nhiều thế kỷ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Mỹ: Xuất hiện sinh vật kỳ lạ viết lại lịch sử loài khủng long
Loài cua là động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất thế giới : Có thể dài tới 1m, giá 6-7 triệu /kg
Tiết lộ 1 nơi ở Trung Quốc, nơi 'vàng' mọc trên cây