Khám phá

Cậu học sinh nhặt được viên xúc xắc 26 mặt: Báu vật 'xếp xó' trong bảo tàng địa phương suốt 10 năm mới được phát hiện

Cổ vật không tên tuổi này đã nằm trong một góc khiêm tốn của bảo tàng địa phương trong suốt 10 năm, cho đến khi một chuyên gia khảo cổ nhìn thấy nó.

Cổ vật vô giá tìm thấy trong kho báu 1.600 năm ở Hy Lạp / Cậu bé 9 tuổi bất ngờ tìm thấy cổ vật bí ẩn 3.000 năm tuổi

Năm 1981, cậu bé Tống Thanh, một học sinh cấp 2 sống tại thành phố Tuần Dương, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc trên đường đến trường đã tình cờ nhặt được một cục đá sẫm màu giống hệt viên xúc xắc, chỉ cao khoảng 5cm.

Tuy nhiên, thay vì có 6 mặt như xúc xắc thông thường, viên đá này có tới 26 mặt (18 mặt vuông, 8 mặt tam giác) mỗi mặt có những ký tự cổ với chữ màu đỏ, kích thước khác nhau. Viên xúc xắc này được dùng để làm gì? Nhìn những ký tự cổ, Tống Thanh cũng lờ mờ đoán ra đây là thứ đồ của thời đại trước nên mang nó đến bảo tàng địa phương.

Các nhân viên bảo tàng cầm viên xúc xắc lên và quan sát rất lâu, ai cũng nghĩ nó là món đồ cổ nhưng không rõ nó đến từ đâu. Sau đó, di vật văn hóa không tên tuổi này đã nằm trong một góc khiêm tốn của bảo tàng địa phương trong suốt 10 năm.

Chỉ đến năm 1991, khi một chuyên gia khảo cổ tỉnh Thiểm Tây đến thăm quan bảo tàng địa phương và nhìn thấy chiếc xúc xắc, ông mới phấn khởi thôi lên: "Đây không phải chiếc ấn của Độc Cô Tín hay sao? Nó đã ở đây suốt thời gian qua!"

Cậu học sinh nhặt được viên xúc xắc 26 mặt: Báu vật xếp xó trong bảo tàng địa phương suốt 10 năm mới được phát hiện - Ảnh 1.
Hình tượng “đệ nhất nhạc phụ” Độc Cô Tín trong phim truyền hình. Ảnh: Sohu.

Bằng kinh nghiệm và các công trình nghiên cứu của mình, vị chuyên gia đã có thể xác nhận chiếc xúc xắc 28 mặt này thực chất là chiếc ấn đa diện của một quý tộc nổi tiếng trong lịch sử, đồng thời là danh tướng thời Tây Ngụy và Bắc Chu, Độc Cô Tín (502 - 557).

Chiếc ấn của Độc Cô Tín được chế tạo từ than non (jet stone) hay còn gọi là đá huyền thạch, một loại đá quý hữu cơ có màu đen, mờ đục, được hình thành bởi những trầm tích cách đây 3 triệu năm. Khi được đánh sáng, huyền thạch sẽ có độ bóng, ánh kim loại rất đẹp mắt.

Thời cổ đại ở Trung Quốc, huyền thạch được sử dụng để chế tác nghiên mực, ống bút của những bậc thầy thư pháp hoặc đôi khi dùng làm trang sức.

Thân phận chủ nhân bảo vật

Các chuyên gia cho biết, chiếc ấn của Độc Cô Tín có tới 26 mặt là bởi chủ nhân của nó từng cùng lúc đảm nhận nhiều chức vụ trong triều đình. Các mặt ấn có thể dùng để đóng vào công văn để thể hiện chức danh (VD: "đại đô đốc", "đại tư mã", "trụ quốc"), đóng vào thư tín hoặc sách.

Từ ấn văn có thể thấy, người đóng dấu có chức vụ gì, quyền quý đến đâu. Ngoài ra, chiếc ấn đa diện này còn có thể mang theo mọi nơi, vô cùng nhỏ gọn, tiện lợi.

 

Cậu học sinh nhặt được viên xúc xắc 26 mặt: Báu vật xếp xó trong bảo tàng địa phương suốt 10 năm mới được phát hiện - Ảnh 3.

Các mặt của chiếc ấn đa diện. Ảnh: Sohu.

Độc Cô Tín là công thần khai quốc, chiến tích hiển hách, nhưng khi nhắc tới ông, người ta lại không nghĩ đến hai từ “tướng quân” mà hình dung ngay biệt hiệu nổi tiếng "đệ nhất nhạc phụ" hay "ông bố vợ lợi hại nhất lịch sử" bởi ông có tới 3 cô con gái được phong (hoặc truy phong) làm hoàng hậu (hoặc thái hậu) của 3 triều đại Bắc Chu, Tùy, Đường.

Trong đó, con gái lớn Độc Cô thị được gả cho Bắc Chu Minh đế Vũ Văn Dục. Con gái thứ 4 được gả cho Lý Bính, sinh ra Đường Cao Tổ Lý Uyên (vị hoàng đế khai quốc của triều Đường).

Con gái thứ 7 Độc Cô Già La, nhân vật thường được biết đến thông qua bộ phim "Độc Cô hoàng hậu". Cô con gái này được gả cho Tùy Văn đế Dương Kiên (vị hoàng đế sáng lập ra nhà Tùy).

Độc Cô Tín cũng vì vậy mà có một thời vinh quý không ai bì kịp, là trường hợp hiếm có trong lịch sử Trung Quốc.

 

Theo Baike, ấn đa diện của Độc Cô Tín cũng là chiếc ấn nhiều mặt nhất từng được phát hiện tại Trung Quốc. Ấn Độc Cô Tín sau đó đã được chuyển đến Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây và hiện đang là một trong những bảo vật quan trọng nhất tại đây.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm