Vụ buôn lậu cổ vật lớn nhất trong lịch sử
Nhặt chậu đất, tìm ra kho báu: "Cung điện mộ cổ" của hoàng đế 1.800 tuổi / Khai quật lăng mộ 2500 năm tuổi, tìm thấy hàng loạt lời nguyền xác ướp Ai Cập khắc trên tường
Trên thực tế có nhiều ngôi mộ lớn dù bị bọn mộ tặc hỏi thăm nhiều lần nhưng có những di vật văn hóa có giá trị nghiên cứu cao trong cấu trúc lăng mộ như tranh tường, quan tài vẫn không bị mất là vì những di vật đó quá lớn khó mang ra khỏi hầm mộ.
Tuy nhiên, một vụ trộm mộ lớn được phanh phui vào đầu năm 2006 đã làm đảo lộn hoàn toàn cách nghĩ thông thường – Một băng nhóm mộ tặc đã tháo dỡ một quan tài bằng đá nặng 27 tấn và bán nó ra nước ngoài. Kể từ khi tên tội phạm cầm đầu Dương Bưu từ chối cung cấp bất kỳ thông tin nào về vụ án sau khi bị bắt, cơ quan an ninh và cơ quan bảo tồn di sản đã phải chiến đấu trong bốn năm để thu hồi được báu vật quốc gia này từ Mỹ trở về.
Quan tài đá dùng là loại quách bằng đá bao quanh quan tài bằng gỗ. Thời cổ đại, quan tài là biểu tượng cho thân phận và địa vị của người chết, trong số hàng nghìn ngôi mộ cổ đã được khai quật, chỉ có 22 ngôi mộ có quan tài bằng đá. Chủ nhân của những ngôi mộ có quan tài bằng đá đều là Hoàng thân quốc thích trong triều đình, là những người chỉ “dưới một người và trên muôn người”. Đây là loại văn vật văn hóa vô giá.
Quan tài bằng đá của Đường Hoàng Phi Vũ Huệ đã bị đánh cắp và bán ra khỏi Trung Quốc. |
Dương Bưu, người phát hiện ra giá trị của chiếc quan tài bằng đá này đã tìm được người mua rồi tháo rời nó, đóng gói và chuyển ra nước ngoài rõ ràng là một con người kỳ lạ. Các chuyên gia trong ngành di tích văn hóa đã gọi đùa hắn là một “Nhân sĩ chuyên nghiệp bất hợp pháp”; cảnh sát và luật sư khi tiếp xúc với hắn đều kết luận rằng hắn là một tên tội phạm có trí tuệ.
Không ai có thể nghĩ rằng Dương Bưu và cơ duyên với các di tích văn hóa của hắn lại bắt nguồn từ nghề nhiếp ảnh gia từ khi hắn còn trẻ. Năm 1986, Dương Bưu lúc đó 21 tuổi, tốt nghiệp trường kỹ thuật vào làm nhiếp ảnh gia ở xưởng phim Tây An. Thật trùng hợp, thời gian đó hãng phim đang sản xuất một bộ phim về vụ trộm mộ, bộ phim có tên là “Đông lăng đại ích”.
Đến năm 1992, Dương Bưu nghỉ việc ở xưởng phim và làm nghề kinh doanh quần áo nhưng niềm yêu thích của hắn đối với các di tích văn hóa ngày càng trở nên mãnh liệt hơn. Ba năm sau, có lẽ do quá ham mê sưu tầm các di tích văn hóa, cửa hàng quần áo của Dương Bưu phải đóng cửa do kinh doanh sa sút. Dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, người từng là nhà sưu tập di tích văn hóa này đã “tẩu hỏa nhập ma” hắn thành lập một băng nhóm bắt đầu nghiên cứu việc đào trộm mộ và buôn bán trái phép cổ vật.
Khi cảnh sát bắt giữ Dương Bưu, họ phát hiện trong máy tính và tủ sách của hắn có nhiều tư liệu văn hóa quan trọng xuất bản trong nước được chia ra nhiều hạng mục khác nhau, trong đó thậm chí còn bao gồm các tạp chí học thuật chuyên nghiệp nổi tiếng quốc tế như “Nghiên cứu về đời Đường”.
Dựa trên những tư liệu nghiên cứu này, băng nhóm tội phạm do hắn tổ chức không chỉ chuyên đào trộm mộ mà còn có thể tự mình thực hiện việc xác định niên đại các di tích văn hóa, vì vậy hắn cũng là nhân vật số một trong thế giới ngầm trộm mộ và buôn bán các di tích văn hóa. Trước khi thực hiện vụ án lớn lấy trộm và bán quan tài đá nhà Đường, hắn đã có gần mười năm kinh nghiệm trong việc đào trộm mộ.
Tháng 5 năm 2004, Dương Bưu và băng nhóm của hắn đã sờ đến một ngôi “mộ cổ vô danh” nằm giữa cánh đồng thôn Bằng Lưu Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Sau khi mở đường vào trong ngôi mộ bằng thuốc nổ, bọn chúng phát hiện rằng trong lịch sử ngôi mộ cổ này đã bị đánh cắp nhiều lần vì bên trong trống rỗng ngoại trừ một cỗ quan tài bằng đá.
Với những kẻ trộm mộ thông thường thấy tình trạng này có thể bỏ cuộc nhưng Dương Bưu người có đầu óc nhạy bén và hiểu biết về di tích văn hóa đã nhận thấy một cơ hội kinh doanh. Hắn thấy kích thước đồ sộ, hình dạng phức tạp của quan tài đá, tay nghề tinh xảo của các đồ trang trí khác nhau trên đó và sự tồn tại của một số lượng lớn các bức bích họa trong lăng mộ thì đây không phải là một “ngôi mộ vô danh” bình thường.
Dương Bưu đã chụp những bức ảnh chi tiết về quan tài đá và những bức bích họa bên trong của ngôi mộ rồi nhanh chóng liên hệ với những người mua ở nước ngoài qua những bức ảnh mà hắn chụp được. Trong năm tiếp theo bọn chúng đã mất sáu lần làm việc thâu đêm suốt sáng để tháo rời quan tài đá và một số bức tranh tường rồi đóng gói lại nhưng việc vận chuyển một chiếc quan tài bằng đá nặng 27 tấn ra khỏi hầm mộ rõ ràng không phải là chuyện đơn giản.
Một bức tranh tường bên trong lăng mộ. |
Phần lăng mộ do Dương Bưu chụp trong ảnh trên là lối đi chính vào lăng mộ và sợi dây trong ảnh được thả xuống dọc theo đường hầm mà bọn hắn mở để người và các bộ phận tháo rời của quan tài được kéo ra ngoài. Hầm mộ sâu 12 mét so với mặt đất vì vậy bọn chúng chia quan tài đá thành 31 mảnh rồi đưa từng bộ phận ra khỏi hầm mộ.
Các nhà khảo cổ học đã đến hiện trường để tiến hành khai quật giải cứu và thu thập bằng chứng sau khi vụ việc xảy ra và không thể không thán phục đường hầm do tên trộm Dương Bưu mở ra dẫn đến hầm mộ theo chiều thẳng đứng được tính toán là rất “hoàn hảo”. Điều này không chỉ nói lên bọn chúng là bọn cướp chuyên nghiệp, ngoài ra những công việc như điều động nhân sự, vận chuyển hàng hóa, bí mật trong quá trình gây án… tất cả đều cho thấy kinh nghiệm già dặn và xảo quyệt của hắn.
Vì ngôi mộ cổ gần thôn Bàng Lưu nên dân cư vùng xung quanh đó đều biết rằng ở đây có một ngôi mộ rất to không tên. Khi máy móc hoạt động và ôtô đi lại sẽ khó giữ được yên lặng và dù có “bí mật” thế nào thì dân làng cũng sẽ biết nên Dương Bưu đã cử một nhóm người cầm dao và gậy gộc đe dọa những người dân tò mò đến gần. Mặt khác hắn còn cử người nghe ngóng động tĩnh của chính quyền địa phương chỉ cần có động là bọn chúng bịt cửa hầm lại và rút lui chờ thời cơ lại tiếp tục công việc.
Cứ như vậy, 31 bộ phận quan tài bằng đá nặng 27 tấn lần lượt được chuyển đến tay “người mối lái” của hắn ở Quảng Châu rồi bán cho một nhà buôn đồ cổ Mỹ qua đường Hong Kong, nghe nói chiếc quan tài đá này đã được Dương Bưu bán với giá 1 triệu đôla.
Đúng ra câu chuyện có thể kết thúc vào thời điểm này, đây là một hành động không đáng có trong cuộc đời của tên tội phạm Dương Bưu. Nếu tên Dương Bưu ranh mãnh chỉ cần âm thầm lặng lẽ để có được di tích văn hóa này thì cảnh sát sẽ khó tìm được chứng cứ rõ ràng để buộc tội hắn nhưng bước ngoặt đã xuất hiện trong những bức ảnh do chính Dương Bưu để lại. Hắn không chỉ lưu trữ một số lượng lớn hình ảnh và tư liệu về các di tích văn hóa mà hắn đã đánh cắp vào đĩa cứng mà còn gửi một trong những đĩa cứng cùng với một hòm công cụ gây án của hắn tại nhà một tên đồng bọn.
Năm 2006, vụ án trộm mộ của dòng họ Lã ở Thiểm Tây gây chấn động cả nước đã được phá thành công, những tên mộ tặc Lã Phú Bình, Thời Vĩnh An và những tên đồng phạm khác đã bị bắt và đưa ra công lý xét xử. Tại nhà của Thời Vĩnh An, cảnh sát đã tìm thấy một khẩu súng ngắn tự chế của Dương Bưu, một đống ngòi nổ và dây cháy chậm để phá mộ và cái quan trọng nhất là một ổ cứng lưu giữ rất nhiều ảnh chụp lăng mộ và chiếc quan tài đá.
Bọn tội phạm đóng gói quan tài trong hầm mộ để chuyển ra ngoài. |
Chiếc ổ cứng này làm các thành viên trong đoàn kiểm tra di tích văn hóa có mặt tại hiện trường không khỏi choáng váng. Khi mở nó ra người ta thấy Dương Bưu rất cẩn thận phân chia tất cả các di tích văn hóa bị đánh cắp mà hắn chụp được thành 124 thư mục. Tổng cộng có 5232 tập tin ghi lại chi tiết công việc gây án. Vì thế ngay ngày hôm sau khi vụ án đào trộm mộ gia tộc họ Lã được giải quyết thì Dương Bưu cũng bị bắt.
Lúc này, một tình tiết bất ngờ khác xảy ra: Ngay trong đêm bị thẩm vấn Dương Bưu đã mở được còng tay trốn thoát khỏi nơi giam giữ và phải đến nửa năm sau hắn mới bị bắt lại trong nhà bạn gái của hắn ở Thâm Quyến. Sau khi bị bắt, Dương Bưu vẫn tin rằng hắn sẽ không bị kết án vì hắn sẽ không bao giờ thừa nhận bất kỳ hành vi đào trộm mộ nào.
Cảnh sát Thiểm Tây nhanh chóng khám xét một số nơi ẩn náu của Dương Bưu và thu giữ được rất nhiều di vật văn hóa phổ thông mà hắn chưa kịp mang đi. Lúc này, hắn buộc phải thừa nhận sự thật của vụ trộm mộ nhưng vẫn không chịu tiết lộ bất cứ thông tin gì về quan tài đá vì hắn biết rất rõ rằng kẻ trộm di tích văn hóa bình thường chỉ bị phạt tù dăm ba năm nhưng kẻ trộm di tích văn hóa cấp quốc gia thì sẽ bị kết án tử hình.
Để định tội Dương Bưu, cảnh sát cần phải có sự giúp đỡ của bộ môn bảo vệ di sản văn hóa. Các chuyên gia hàng đầu của bảo tàng, Viện nghiên cứu khảo cổ và bộ phận thẩm định di tích văn hóa tỉnh Thiểm Tây như Thạch Tiểu Quần, Cao Minh Thao và Hồ Lâm Quý đã làm việc với cảnh sát để tìm manh mối về những bức ảnh này. Cuối cùng, cảnh sát đã tìm thấy “ngôi mộ vô danh” này cạnh thôn Bằng Lưu bằng cách so sánh những ngôi mộ bị đánh cắp trong quá khứ.
Sau đó, các chuyên gia vào lăng mộ để chụp ảnh làm bằng chứng và tiến hành khai quật giải cứu. Từ những manh mối còn sót lại bên trong lăng mộ, các nhà khảo cổ học đã khai quật được các mảnh vỡ của cuốn sổ tang có dòng chữ “Trinh Thuận”, tổng cộng đã khai quật được 9 mảnh, tất cả đều khớp với tư liệu được ghi trong “Toàn Đường Thư”.
Kết quả này làm mọi người đều bàng hoàng khi phát hiện ra rằng cái “lăng mộ vô danh” chưa được coi trọng này chính là lăng mộ của Đường Hoàng Phi Vũ Huệ (Đường Hoàng Phi Vũ Huệ là cháu gái của Võ Tắc Thiên đồng thời là mẹ chồng của Dương Quý Phi. Sau khi bà qua đời bà được phong là “Hoàng hậu Trinh Thuận” và được chôn cất ở Kính Lăng chính là nơi đây)
May mắn thay, trong lăng mộ các nhà khảo cổ học vẫn tìm thấy một phần đỉnh của quan tài đá. Đây là vật chứng quan trọng chứng minh nguồn gốc di vật văn hóa bị đánh cắp. Tháng 1-2009 Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Mỹ đã ký “Biên bản ghi nhớ về hạn chế nhập khẩu tài liệu khảo cổ từ thời đại đồ đá cũ đến cuối thời Đường, các di tích, tác phẩm điêu khắc và tranh tường ít nhất là 250 năm tuổi”. Theo biên bản ghi nhớ này thì chiếc quan tài đá nằm trong tay nhà buôn đồ cổ Mỹ là một vật phẩm buôn lậu không được quốc tế công nhận và không thể bán được nữa.
Sau hơn hai năm đàm phán, quan tài đá của Đường Hoàng Phi Vũ Huệ cuối cùng đã được hồi trở về Trung Quốc vào năm 2010, còn 5 bức bích họa bị đánh cắp trong lăng mộ cũng được thu hồi từ Mỹ về vào tháng 5 năm 2011.
Hiện nay chiếc quan tài đá và những bức bích họa đang được trưng bày trong bảo tàng tỉnh Thiểm Tây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ