Khám phá

Cầu vòm thép cao nhất Việt Nam: Giá gần 2000 tỷ, phải huy động cần cẩu 800 tấn từ miền Nam vào

Cây cầu thứ 6 vượt sông Đuống sắp thông xe chính là cây cầu vòm thép cao nhất Việt Nam cùng với thiết kế vô cùng độc đáo.

Lý do Bạch Long Mã vốn là con Long Vương nhưng khi muốn cầu mưa Tôn Ngộ Không lại không thể nhờ vả / Trái đất ban đầu là một quả cầu lửa khi nó được sinh ra, vậy nước có nguồn gốc như thế nào? Tại sao hàng triệu năm lại có mưa?

Cầu vòm thép cao nhất Việt Nam

Cầu Phật Tích là công trình trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh được khởi công từ năm 2018. Cây cầu này bắc qua sông Đuống, nối hai hai huyện Tiên Du và Thuận Thành của Bắc Ninh.

Cây cầu này dài 1,5 km và có tổng mức đầu tư 1.927 tỷ đồng. Thiết kế của cây cầu Phật Tích cũng vô cùng độc đáo và đẹp mắt khi bao gồm 5 vòm chịu lực để biểu thị cho hình tượng cặp rồng thời Lý. Phần thân rồng cuộn hình chữ S với cặp đầu rồng cất cao ở giữa đỉnh vòm. Mỗi thân rồng có 12 vây mang ý nghĩa tượng trưng cho 12 tháng mưa thuận gió hòa trong năm. Nếu tính từ mặt nước tới đỉnh, cây cầu cao 87m. Điều này khiến cầu Phật Tích trở thành cây cầu vòm thép cao nhất Việt Nam.

Về chất liệu xây dựng, phần thân cầu được làm từ bê tông cốt thép. phần vòm thép và hệ dây cáp treo vào mặt cầu. Cầu có chiều rộng mặt cắt ngang cầu là 22,5 m với thiết kế 4 làn ôtô, lề 2 m bộ hành mỗi bên. Cầu chính dài 440 m, cầu dẫn phía bắc dài hơn 623 m, phía nam dài hơn 173 m.

Cây cầu đã hoàn thành lắp đặt 5 nhịp vòm thép từ tháng 3 năm nay. Đây được cho là hạng mục có kỹ thuật và biện pháp thi công phức tạp nhất của dự án cầu Phật Tích. Để thi công được hạng mục này, nhà thầu phải huy động cần cẩu nặng 800 tấn từ miền Nam, thời gian di chuyển khoảng một tháng bằng đường thủy.

Sông Đuống là tuyến đường thuỷ kết nối 3 địa phương lớn của miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Cầu Phật Tích chính là cầu thứ 6 vượt sông Đuống, sau cầu Đuống, Đông Trù, Phù Đổng, Bình Than và cầu Hồ. Dự kiến sẽ thông xe trong đợt 2/9, cầu Phật Tích khi đi vào hoạt động sẽ hình thành mạng giao thông khép kín giữa khu vực bắc Đuống và nam Đuống của tỉnh Bắc Ninh. Chiếc cầu này sẽ kết nối các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và phụ cận như: Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương qua các quốc lộ: 1, 5, 17, 38 và các tỉnh lộ 276, 287…

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm