Cây cầu duy nhất ở Việt Nam từng mang tên Thủ tướng Pháp, 3 lần bị đánh sập, nay là biểu tượng thành phố
Loài quái ngư ngoại lai từng xuất hiện ở 2 hồ thủy điện của Việt Nam: 'Choáng' khi nghe tên gọi / Loại hạt ở Việt Nam ‘cho không ai lấy’, sang Nhật Bản giá đắt hơn cả thịt, là đặc sản được lùng mua
Việt Nam với địa hình sông ngòi dày đặc nên có rất nhiều cây cầu lớn, bé khác nhau. Trong số đó, nếu phải kể tên cây cầu đặc biệt nhất xứ Huế, cầu Trường Tiền sẽ được nghĩ đến đầu tiên. Nó từ lâu đã là biểu tượng của đất cố đô, gắn liền với những cột mốc lịch sử nước nhà.
Ảnh minh họa
Cầu Trường Tiền được khởi công xây dựng vào năm 1897. Đây là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương, cũng là cây cầu đầu tiên ở Đông Dương được xây theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép. Trước đó, vào tháng 8/1896, vua Thành Thái đã ra sắc dụ xây dựng cây cầu này. Chính ông cũng là người đặt viên đá đầu tiên ngày bắt đầu xây dựng. Đó là lý do khi xây xong cây cầu được gọi là cầu Thành Thái.
Nhưng từ năm 1919 – 3/1945, thực dân Pháp đổi tên cầu thành Clémenceau sau khi Vua Thành Thái bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion. Đây là tên vị Thủ tướng Pháp lúc bấy giờ. Năm 1945, cầu đổi tên thành cầu Nguyễn Hoàng. Đây là vị chúa có công khai phá vùng đất Thuận Hóa.
Dù vậy, người dân xứ Huế vốn đã quen gọi cây cầu này là cầu Trường Tiền từ lâu. Lý do bởi gần đó có một xưởng đúc tiền của triều đình nhà Nguyễn. Không chỉ cây cầu, cả bến đò cạnh đó cũng được gọi là bến đò Trường Tiền. Sau năm 1975, cây cầu chính thức mang tên như hiện tại: Cầu Trường Tiền.
Cầu Trường Tiền có 6 nhịp, 12 vài kết với nhau thành 6 cặp. Chiều dài của cầu là 401m, chiều rộng lòng cầu là 6m2. Mới đầu mặt cầu được lát gỗ lim, sau mới đổ bê tông.
Là cây cầu đầu tiên của Đông Dương được xây với kỹ thuật tiên tiến nhất của phương Tây, cầu Trường Tiền là niềm tự hào của xứ Huế nói riêng, Việt Nam nói chung. Nó vô cùng vững chắc, hoành tráng vào thời điểm đó. Thế nhưng, cây cầu này từng 3 lần bị đánh sập trong chiến tranh.
Lần đầu tiên là vào năm 1904, trong cơn bão lịch sử. Khi đó 4/6 vài của cầu bị hất đổ xuống lòng sông. 2 năm sau, người ta đã tu sửa lại cầu, đổ bê tông cho mặt cầu thay vì lót gỗ như trước.
Lần thứ hai là vào năm 1946, nó được giật sập đê ngăn chặn quân Pháp. Lần này, mãi đến năm 1953 cầu Trường Tiền mới được tái thiết lại.
Lần thứ ba là vào năm 1968, cũng trong thời buổi chiến tranh. Năm 1991 – 1995 thì cầu Trường Tiền được trùng tu và có hình dạng như hiện tại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Gỗ quý 50 tỷ đồng bị đem làm 'chuồng lợn', nhóm lửa vì không biết giá trị, nhiều người nghĩ lại sẽ thấy tiếc
CLIP: Cuộc chạm trán bất ngờ giữa cừu trắng và gà trống, bài học đắt giá cho kẻ bắt nạt
Bí ẩn loài cây kịch độc có trong Sách Đỏ thế giới, ở Việt Nam mọc nhan nhản mà không ai biết
CLIP: Cuộc đối đầu kịch tính giữa gà trống và chó đực, "nhỏ mà có võ"
Ngượng chín mặt khi phóng to bức tranh cổ: 1.000 năm trước các họa sĩ đã táo bạo đến không tưởng
Phá dỡ ngôi nhà cổ 300 tuổi, người thợ bất ngờ phát hiện ‘bảo vật’ độc nhất, giá trị thực 1.650 tỷ