Khám phá

Cây cầu gỗ ‘tàng hình’ dưới mặt nước, được xây dựng theo cách đặc biệt để không bao giờ bị ngập

Câu cầu này gần như 'tàng hình' khi bạn quan sát từ xa, phải đến thật gần mới có thể phát hiện ra điều thú vị tại cây cầu.

Lý do lăng mộ của Võ Tắc Thiên hơn 1.300 năm vẫn bất khả xâm phạm, hóa ra nhờ 1 thứ vật liệu bí ẩn / Công trình là biểu tượng bất hủ của TP Hồ Chí Minh: Tồn tại hơn trăm năm, hầu hết người Việt nào cũng biết

Vào thế kỷ 17, đường hào West Brabant từng được xây dựng để bảo vệ các pháo đài và thành phố có vùng ngập trũng ở Halsteren, quốc gia Hà Lan để ngăn các đội quân xâm lược bằng đường bộ nhưng khá nông nên tàu bè không thể qua lại.

Ảnh minh họa

Vào năm 2010, nhóm kiến trúc sư RO&AD đã bắt tay vào dự án tái tạo cảnh quan khu vực đường hào. Để không phá hỏng đường hào có tính lịch sử này, đội ngũ thi công đã xây một cây cầu ở giữa để vừa tạo lối đi tiện ích vừa giữ được cảnh quan lịch sử. Và cây cầu Moses nổi tiếng của Hà Lan đã chính thức ra đời. Ngay khi ra đời, cây cầud dã nhận được nhiều sự quan tam và thu hút đông đảo người dân.

Cây cầu này được mệnh danh là “cầu tàng hình” bởi mọi người sẽ không thể nhận ra sự tồn tại của nó nếu không tới gần.Được biết, cầu Moses được làm từ loại gỗ Accoya vô cùng bền và chắc. Các miếng gỗ được ráp và đóng lại thành những bậc thang và một sàn gỗ kéo dài xuyên qua hồ. Những miếng gỗ này được phủ một loại sơn đặc biệt không thấm nước. Việc xây dựng cuối cùng cũng thành công mỹ mãn. Cây cầu gần như vô hình và không làm thay đổi cấu trúc cảnh quan của pháo đài này. Nếu nhìn từ xa, chúng ta khó lòng thấy được cây cầu.

Nhìn từ hai bên bờ, du khách sẽ thấy rõ cây cầu rẽ nước như thế nào. Hình ảnh này gợi đến câu chuyện về nhà tiên tri Moses, người được Chúa trời rẽ nước Biển Đỏ để cứu dân Israel khỏi gươm đao của đạo quân Ai Cập. Đây cũng chính là lý do nó được đặt tên là cầu Moses.

Nhóm kiến trúc sư đã tính toán chiều cao hay độ sâu của cây cầu để nó vẫn an toàn khi có lũ. Khi nước dâng thì dòng chảy sẽ tràn vào những đập nhỏ hai bên đường hào, trước khi tràn vào cầu. Người ta cũng lắp đặt máy bơm để phòng trường hợp nước tràn khỏi đập.

Cây cầu dẫn vào khu phòng thủ sẽ cho du khách cơ hội thưởng ngoạn cảnh quan thuận tiện nhất, mà hào nước vẫn được giữ nguyên bản. Nhóm kiến trúc sư cũng muốn tạo ấn tượng mạnh mẽ rằng, dòng nước phải rẽ lối để mời du khách vào tham quan.

 

Mỗi khi mùa đông tới, hào nước sẽ đóng băng toàn bộ và hào nước cùng cây cầu đặc biệt này đều ở dưới lớp băng. Nơi đây bỗng nhiên trở thành sân trượt băng của mọi người và thu hút đông đảo người đến để giải trí.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm