Cây cổ thụ 400 năm tuổi có thể dự báo thời tiết chính xác 90% ở Trung Quốc
Cây nguy hiểm nhất thế giới không thể chạm vào: Chặt hay đốt đều trúng độc, các nhà khoa học cũng ‘bó tay’ / Loài cây độc nhất vô nhị trên thế giới, suýt bị tuyệt chủng ở Trung Quốc
Tại làng Hưởng Thủy ở huyện Thiên Trụ, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, có khả năng dự báo thời tiết chính xác đến 90%.
Cây cao 60 m và có đường kính khoảng 3 m. Thân cây 90% bị rỗng, tạo thành một hốc lớn đủ sức chứa được hơn 10 người. Từ trong hốc này, người ta có thể nhìn lên bầu trời qua một cái lỗ nhỏ ở phía trên, được người dân gọi là "mắt trời".
Cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi có khả năng dự báo thời tiết ở làng Hưởng Thủy, Trùng Khánh, Trung Quốc. (Ảnh: Sina)
Già làng Đường Văn Tự (92 tuổi) cho biết cây cổ thụ này được xem là "biểu tượng" của làng Hưởng Thủy. Vì tán lá tươi tốt nên dân làng thường đến đây nghỉ ngơi, trò chuyện và uống trà vào mùa hè. Tuy nhiên, không ai trong làng biết cây có từ bao giờ vì khi còn nhỏ họ đã thấy cây vô cùng cao lớn.
Cục Lâm nghiệp huyện Thiên Trụ cho biết, việc xác nhận tuổi của cây cần phải kiểm tra các vòng sinh trưởng. Tuy nhiên, vì thân cây rỗng nên không thể thực hiện được công đoạn này để biết được tuổi của cây.
Thân cây rỗng là do cây lớn bị thiếu chất dinh dưỡng khi trưởng thành đến một độ tuổi nhất định. Tình trạng này thường chỉ tồn tại ở những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Cơ quan này cho biết thêm, do thân cây rỗng, dễ bị gió bẻ gãy nên hiện nay cây đã được đưa vào danh sách bảo vệ.
TheoSina, một số chuyên gia ước tính cây có thể đã phát triển hơn 400 năm.
"Thiết bị" dự báo thời tiết đáng tin cậy
Ngoài cao lớn và nhiều tuổi, cây cổ thụ này còn được người dân địa phương coi trọng vì khả năng dự báo thời tiết đặc biệt.
Theo cụ Đường, vào ngày nắng, nếu đứng trong hốc cây nhìn lên trên thấy hơi sương, chưa tới hai ngày sau trời có thể đổ mưa. Trong khi đó vào ngày mưa, nếu đứng trong hốc nhìn lên thấy "mắt trời" lúc tỏ lúc mờ, có nghĩa mưa dầm cũng sẽ tạnh.
Cụ Đường cho biết:"Khả năng dự báo chính xác của cây lên tới 90%. Trước khi có dự báo thời tiết, dân làng thường dựa vào những dự đoán này để thực hiện các hoạt động như gieo trồng nông sản".
Chuyên gia của Cục Lâm nghiệp huyện Thiên Trụ cho biết khả năng dự báo thời tiết của cây cổ thụ làng Hưởng Thủy có thể lý giải trên cơ sở khoa học. Theo đó, khi trời nắng nóng nhiều ngày, không khí ẩm trước cơn mưa tràn vào hốc cây và ngưng tụ khí do chênh lệch nhiệt độ.
Còn khi trời mưa nhiều ngày sắp tạnh, mây có dấu hiệu tan và di chuyển nhanh trên bầu trời. Nên khi đứng trong hốc cây nhìn lên, sẽ thấy mây lúc dày lúc mỏng di chuyển ngang qua, điều này lý giải cho hiện tượng lúc tỏ lúc mờ của "mắt trời".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn