Cây độc: 'Thần chết ẩn nấp' trong loài hoa nhút nhát luôn cúi gằm mặt
Những loài cây độc nhất thế giới giết người trong nháy mắt / Khiếp sợ loài cây độc giết người trong 7 bước đi của Việt Nam
Trong số các loài hoa lạ ở Việt Nam, không thể nào không nhắc đến cái tên rất "điệu" - Hoa anh thảo. Người ta nói, anh thảo thực sự giống một thiếu nữ xinh đẹp nhưng lại luôn dè dặt, thẹn thùng. Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy "khuôn mặt" thật sự của hoa anh thảo nếu không cúi xuống và nhìn ngược lên. Một loài hoa kỳ cục, cứ cúi gằm mặt xuống đất ngay từ khi còn là một cái nụ. Nụ hoa anh thảo giống như cái móc. Khi nụ hoa lớn, những cánh hoa lại hướng lên trên, trông xa hệt nhưng những chú bướm rực rỡ đang bay lượn.
Hãy tựa đầu nơi tình yêu đã được sinh ra
Đừng nghiêng sầu giống nỗi buồn thất vọng
Hỡi em, những cánh hoa của tâm hồn bé bỏng
Dù mọc nơi nào cũng vẫn là Anh Thảo yêu thương
Ta đắm say lòng tinh khiết dâng hương
Nét e ấp của riêng em mãi mãi
Như một bài ca không bao giờ ngưng lại!
WALTER SAVAGE LANDOR
Các nước phương Tây quan niệm, anh thảo mang ý nghĩa "nhút nhát, thiếu tự tin" hay "sự khước từ và vĩnh biệt" bởi loài hoa này chỉ nở cho đến khi màn đêm buông xuống. Nó hướng về phía mặt trăng chứ chưa bao giờ dám hướng về phía mặt trời. Các loài anh thảo lai có nguồn gốc ở khu vực Địa Trung Hải thường mọc trong các cánh rừng khô hay trong các bụi rậm bởi tại đó chúng có thể tránh được ánh nắng gay gắt.
Anh thảo được ưu ái với rất nhiều tên gọi. Chi Tiên khách lai (danh pháp khoa học: Cyclamen), anh thảo thường, tiên hồng, hoa tai thỏ hay thậm chí là "pain- de- pourceau" (bánh mì cho heo con) , "tuber terrae" (củ cải) vì rễ của nó trông giống như những củ cải trắng.
Loài cây thân thảo này sống lâu năm và cũng có chu kỳ. Anh thảo sẽ bắt đầu héo dần vào mùa hè, sau đó ngủ đông ở dạng củ và khi bắt đầu mùa đông, cây sẽ mọc trở lại và nở những bông hoa rực rỡ.
Anh thảo rất được yêu mến tại Việt Nam. Chia sẻ với PV Chất lượng Việt Nam, chị Hương -người bán hoa, cây cảnh trên đường Hoàng Hoa Thám cho hay, một ngày chị bán được khoảng 10 chậu hoa anh thảo với giá 80.000 nghìn đồng/chậu.
"Hoa anh thảo có nhiều màu sắc khác nhau như hồng, đỏ, trắng và đặc biệt, anh thảo còn có mùi hương rất ngọt ngào. Người ta bảo đây là hoa xấu hổ, hoa nhút nhát, nhưng nó cũng mang một ý nghĩa khác là sự e thẹn không dám bày tỏ trong tình yêu. Bởi thế mà có rất nhiều người đã mua anh thảo đem tặng như một cách tỏ tình khéo léo..", chị Hương nói.
Từ thế kỉ 17, người ta đã biết sử dụng anh thảo như một loại lương thực, làm thuốc... Tuy nhiên, hoa anh thảo có chứa các chất mang độc tính mạnh khiến nó trở nên khá nguy hiểm trong một số trường hợp.
Củ của cây anh thảo có thể làm thành một loại thuốc mỡ, dùng bôi vào da để tránh bị thẹo rỗ sau khi bị bệnh đậu mùa; củ xay thành bột làm bánh tăng khả năng sinh hoạt tình dục; làm thực phẩm cho gia súc. Hoa Anh Thảo còn có thể dùng ngâm rượu. Bột hoa nấu cháo. Rễ của Anh thảo chứa nhiều chất cyclamine, dược chất rất hiệu nghiệm trong việc dùng tẩy rửa, chống lại các vi khuẩn ăn bám đường ruột và thuốc làm nôn mửa. Nhưng khi ta dùng quá liều lượng cho phép có thể dẫn đến tử vong vì bộ não bị tê liệt bởi chất cyclamine.
Tuy nhiên, chất độc yclamine này lại dễ bị tiêu huỷ bởi độ nóng, cho nên trong lịch sử, rễ Anh Thảo đã từng nuôi sống con người trong cơn nạn đói.
Ngoài rễ cây, hạt anh thảo cũng là một trong những bộ phận độc hại nhất, có thể gây ra các phản ứng mạnh hay viêm da. Các gia đình có trẻ nhỏ cần chú ý không để con nghịch, ngắt hoa anh thảo cho vào miệng rất dễ ngộ độc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Long bào của Tần Thủy Hoàng là màu đen, vì sao sau này không có hoàng đế nào dám mặc? Lý do rất thực tế
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Cuộc đối đầu nảy lửa giữa chó Pitbull và cá sấu, cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
Loại nấm vô cùng quý hiếm, trước đây là cống phẩm cho nhà vua, có giá hàng nghìn tỷ đồng, đắt hơn vàng cả nghìn lần