Cây độc: Toàn thân cây dược liệu này chứa chất độc chết người khiến ai thấy cũng rùng mình
Bí ẩn kỳ lạ không thể lý giải về viên ngọc 3.500 năm tuổi ở Hy Lạp / Bí ẩn loài chuột khổng lồ có kích thước lớn hơn người
Cây Phụ tử ( Aconitum napellus) còn được gọi là cây Thầy Tu vì đầu của hoa giống như đầu nhà tu hành. Hẳn những fan của Harry Potter sẽ nhớ đến chi tiết giáo sư Snape hỏi Harry về hai cái tên này.Loại cây này cao từ 0,6 đến 1,8 mét, có những chum hoa màu xanh hoặc trắng ở ngọn.


Có thể nói, Phụ tử là một trong những vị thuốc quan trọng, có khí lực mạnh mẽ và khó dùng nhất trong lâm sàng y học cổ truyền. Phụ tử dưới dạng hợp chất trong rễ phơi khô của các loài ô đầu đã được sử dụng phối hợp với một số vị thuốc khác (thiên nam tinh, bán hạ, phòng phong, xuyên khung, bạch chỉ...) trong y học cổ truyền phương Đông (Trung Quốc, Việt Nam) với tên gọi là ô đầu, Phụ tử (tùy theo loài cũng như theo loại rễ được dùng).

Cây Phụ tử có vị cay, nóng, chứa độc và có tác dụng thẩm thấp trừ đàm, khu phong chống co thắt, giải độc và tán kết. Các cơ quan có tác dụng: tim, thận, tì. Được dùng để làm thuốc giảm đau, chống co giật, co thắt, liệt mặt, chống sung huyết, đau nửa đầu và chống thoát mồ hôi khi thân nhiệt giảm v.v. Liều dùng không quá 3-5 gam rễ đã phơi khô đem ngâm nước và đun sôi trong 4-6 giờ. Không dùng khi có thai, không dùng rễ tươi.

Loài cây này chứa độc tố aconitine gây nguy hiểm cho những ai ăn phải thậm chí là chạm vào nó. Ai bị ngộ độc thường có triệu trứng tiết nhiều nước bọt, nôn mửa, tiêu chảy, cảm giác ngứa ran trong da, huyết áp và tim bất thường, hôn mê và đôi khi tử vong
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Không phải Tư Mã Ý, đây mới là người Gia Cát Lượng nể sợ nhất trong Tam Quốc diễn nghĩa
Nghề vớt xác trên sông kỳ bí bậc nhất Trung Quốc: Những điều cấm kỵ và công việc "chạy giữa 2 bờ sinh - tử" mà không phải ai cũng thấu hiểu
Mưu kế cuối cùng của Gia Cát Lượng khiến 4 người mất mạng, gần 2000 năm sau vẫn thách thức hậu thế
Thay vì tiến hành Bắc phạt, nếu Gia Cát Lượng nghỉ ngơi để khôi phục nội lực, liệu nước Thục có lật ngược được tình thế thê thảm?
Biết rõ Võ Tắc Thiên có dã tâm, Lý Thế Dân vẫn không ra tay trừ khử hậu họa: Là vô tình hay do cố ý?

Vì sao chất béo cá nhà táng nôn ra quý hơn vàng ròng?