Cây lựu cách lăng Tần Thủy Hoàng 100 mét hé lộ bí ẩn khiến giới khoa học sửng sốt
Bí ẩn về dòng tộc của Đức Phật, hậu duệ nay vẫn tồn tại, có cuộc sống giàu sang nhờ nghề gia truyền / Danh tính nữ chủ nhân của căn nhà giá 3300 tỷ chỉ cách Tử Cấm Thành 1 bức tường: Là người phụ nữ truyền kỳ Trung Quốc
Là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng luôn sở hữu một màu sắc huyền bí. Ngôi mộ của ông chính là một trong những chủ đề người ta thích bàn tán.
Theo truyền thuyết, trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có vô số kho báu, đá quý, gỗ quý, chim muông động vật kỳ lạ, thậm chí một phần của những bộ sưu tập trong cung điện cũng đã được đặt trong mộ.
Nhưng những kẻ trộm mộ cũng không dám đánh cắp lăng Tần Thủy Hoàng. Điều này không chỉ bởi uy danh của ông khi còn sống mà còn bởi nơi này chứa lượng thủy ngân lớn. Vậy lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được tưới bao nhiêu thủy ngân?
Hoàng lăng xa xỉ bậc nhất
Từ khi trở thành vua Tần, Tần Thủy Hoàng đã bắt đầu công việc xây dựng lăng mộ. Do ảnh hưởng của lễ nghi và quan niệm truyền thống, ông đã chọn xây mộ ở chân núi Ly Sơn. Công trình được xây dựng từ khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi đến lúc qua đời, sang đến thời Tần Nhị Thế mới hoàn thành. Thời gian xây dựng lăng mộ kéo dài 39 năm và vào thời điểm có nhiều người nhất, có gần 800.000 người đã làm việc tại đây.
Để có thể mang theo mọi thứ xuống âm phủ và tiếp tục tận hưởng, Tần Thủy Hoàng đã xây dựng mộ của mình rất lớn và xa xỉ, tạo ra một nhóm cung điện có quy mô lớn theo cấu trúc của cung Hàm Dương, đồng thời xây nhiều công trình kiến trúc, đội quân đất nung cực kỳ tinh xảo.
Tần Thủy Hoàng tạo ra binh sĩ đất nung để sau khi chết vẫn có thể chỉ huy hàng nghìn binh sĩ trị vì đế quốc âm phủ. Nghe đồn rằng những binh lính đất nung này dùng để thay cho việc cúng tế người sống, có gương mặt vô cùng sinh động.
Để lăng mộ không bị kẻ trộm chú ý, Tần Thủy Hoàng đã yêu cầu thợ thủ công thiết kế cấu trúc mộ phức tạp hơn, thỉnh thoảng còn bất ngờ xuất hiện một số cơ quan chống trộm. Nhưng ngay cả những bảo bối đẹp nhất cũng sẽ dần mục nát do thời gian. Trong trường hợp này, cảnh đẹp phồn thịnh của lăng mộ Tần Thủy Hoàng sớm muộn gì cũng sẽ không còn nữa. Vậy làm thế nào để tồn tại qua bao đời?
Cây lựu tiết lộ bí mật sửng sốt
Để giải quyết vấn đề này, Tần Thủy Hoàng đã chọn cách sử dụng thủy ngân để mô phỏng sông ngòi được dẫn vào cung điện dưới lòng đất. Thủy ngân vừa có tác dụng diệt khuẩn, chống mục nát, và chống lại kẻ trộm mộ, vừa có thể làm cho lăng mộ có cảnh đẹp của dòng nước chảy không ngừng.
Vậy là, tin đồn về việc có lượng lớn thủy ngân tồn tại trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng đã được truyền đi từ bấy lâu nay.
Suốt nhiều năm qua, các chuyên gia liên tục tiến hành khảo sát, khảo cổ lăng mộ Tần Thủy Hoàng và phát hiện ra hàm lượng thủy ngân cao trong đất trên gò mộ. Người ta cũng suy đoán về lượng thủy ngân bên trong lăng mộ.
Một số chuyên gia và học giả nghi ngờ về tin đồn có lượng thủy ngân lớn trong lăng mộ. Họ cho rằng với công nghệ cổ đại, không thể đổ lượng thủy ngân lớn vào trong lăng được.
Tuy nhiên, một số người lại kiên trì cho rằng lăng Tần Thủy Hoàng chứa lượng thủy ngân lớn. Họ lấy việc phát hiện lượng thủy ngân cao ở các khu vực lân cận núi Ly Sơn và một cây lựu làm bằng chứng hỗ trợ giả thuyết này.
Các chuyên gia, học giả suy đoán rằng sàn lăng Tần Thủy Hoàng chỉ có thể chống thấm nước chứ không được tráng bạc, không thể ngăn thủy ngân bốc hơi lên trên. Nói cách khác, trong lăng chứa đầy thủy ngân.
Suy cho cùng, thời đại của Tần Thủy Hoàng đã cách xa hiện tại, thủy ngân liên tục bốc hơi lên trên và xâm nhập xuống dưới. Điều này chắc chắn gây ô nhiễm thủy ngân ở mức độ nhất định cho đất trên bề mặt mộ.
Kết quả nghiên cứu sau này cũng xác nhận phỏng đoán này. Với công nghệ hiện tại, thông qua việc đo đạc nhiều lần đất phủ mặt lăng mộ, các chuyên gia đã phát hiện ra hơn 12.000 mét vuông khu vực phản xạ thủy ngân mạnh trong toàn bộ lăng mộ đất.
Bên cạnh đó, các nhà sinh vật học, thông qua việc kiểm tra mẫu vật sinh vật, xác định rằng cây lựu trên núi Ly Sơn chứa một lượng lớn thủy ngân, quả của nó không thể ăn được.
Họ quan sát cây lựu và nhận thấy nó vẫn có thể sống sót, thậm chí phát triển trong thời tiết lạnh giá khắc nghiệt. Ngoại trừ cây lựu, có thể nói ở đây “không có cỏ mọc”.
Họ tin rằng một phần thủy ngân bốc hơi từ ngôi mộ đã đi vào cây lựu và đóng vai trò cách nhiệt nên cây có thể tiếp tục phát triển trong môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, hàm lượng thủy ngân vượt quá giới hạn cho phép và không thể ăn được.
Mặc dù vị trí chứa thủy ngân cách cây lựu ít nhất 100 mét nhưng phần thủy ngân bốc hơi lên từ lăng mộ vẫn có thể ảnh hưởng đến cây. Điều này cho thấy lượng thủy ngân lưu trữ trong lăng Tần Thủy Hoàng thực sự rất lớn.
Trong hoàn cảnh như vậy, việc khai thác vội vàng có thể dễ dàng phá hủy kho báu trong lăng mộ và gây ra thiệt hại không thể khắc phục được. Để không phá hủy báu vật trong lăng và vì sự an toàn của công nhân khai thác, các chuyên gia khảo cổ chưa dám mở cửa lăng Tần Thủy Hoàng.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ