Khám phá

Ý nghĩa đặc biệt của Công Nguyên không phải ai cũng biết, Việt Nam năm Công Nguyên 1 thuộc triều đại nào?

Hai từ “Công Nguyên” tuy quen thuộc, được nhắc đến nhiều nhưng không phải ai cũng biết được ý nghĩa của nó. Đặc biệt, chắc chắn rất nhiều người thắc mắc vì Việt Nam thuộc triều đại nào vào năm Công Nguyên thứ 1.

Nơi có tục mai táng rùng rợn nhất thế giới, tưởng nhẫn tâm nhưng ẩn chứa ý nghĩa rất thiêng liêng / Loài cá cảnh kỳ dị bậc nhất Việt Nam: Giá lên đến cả trăm triệu đồng, mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt

Công Nguyên (viết tắt là CN), là một niên đại. Theo Bách Khoa Toàn Thư thì Công Nguyên là thuật ngữ dùng để đánh số năm trong lịch Julius và lịch Gregorius. Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Latinh thời Trung Cổ, Anno Domini (viết tắt là AD). Còn trong tiếng Việt, Công Nguyên lại là từ vay mượn từ tiếng Trung, là cách gọi tắt của “Công lịch kỷ nguyên”.

cong-nguyen-4

Ảnh minh họa

Cách tính niên đại Công Nguyên dựa trên sự ra đời của Chúa Jesus. Theo quan niệm của người xưa thì sự ra đời của Chúa là khởi đầu của năm theo thời gian. Trước Công Nguyên là những ngày trước khi Chúa Jesus ra đời (còn gọi là “trước Chúa”). Công Nguyên là những ngày sau khi Chúa Jesus ra đời (còn gọi là “năm của Chúa”).

Khi mới xuất hiện, cách tính thời gian theo Công Nguyên chỉ được chấp nhận ở một số quốc gia châu Âu. Đến thế kỷ 14, các nước phương Tây dần chấp nhận khái niệm Công Nguyên và đưa nó trở thành cách tính chính thống, phổ biến nhất.

cong-nguyen-1

Sau này, châu Á bị xâm lược, trở thành thuộc địa của nhiều nước châu Âu và bị ảnh hưởng luôn bởi cách tính thời gian này. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Không có tài liệu chính xác về việc chúng ta bắt đầu áp dụng Công lịch kỷ nguyên từ bao giờ, nhưng các chuyên gia tin rằng người Việt bắt đầu biết đến nó khi tiếp xúc với các giáo sĩ Thiên Chúa châu Âu. Các tỉnh phía Đông miền Nam Việt Nam là nơi đầu tiên áp dụng nó.

Để tìm câu trả lời cho việc Việt Nam vào năm Công Nguyên 1 thuộc triều đại nào, chúng ta cần ngược dòng lịch sử để tính toán lại. Năm 111 TCN, Hán Vũ Đế xâm chiếm Nam Việt, bắt đầu giai đoạn Bắc thuộc lần thứ nhất trong lịch sử Việt Nam. Đến năm 40 Công Nguyên, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa và giành được độc lập. Đáng tiếc là chỉ được 3 năm sau, quân đội của Hai Bà Trưng đã bị Mã Viện đàn áp.

 

cong-nguyen-3

Lịch sử Trung Quốc thì có đoạn chép lại rằng năm 1 Công Nguyên, Hán Bình Đế Lưu Khán đăng cơ, sắc phong Vương Mãng làm Đại tư mã phò trợ nhiếp chính. Khi đó Hán Bình Đế chỉ mới 9 tuổi.

Như vậy, vào năm Công Nguyên 1, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất, còn Trung Quốc thì thuộc thời kỳ cai trị của triều đại Tây Hán.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm