Khám phá

Chân dung kỹ nữ khiến nhà Đường suýt bị diệt vong

Đều là trọng thần trụ cột triều đình chỉ vì tranh giành một nàng kỹ nữ hèn mọn mà kết thâm thù, đẩy vận nước nhà Đường vào thế nguy nan.

Hoàng hậu làm kỹ nữ - chuyện hy hữu trong lịch sử / Chuyện "thâm cung bí sử" của đệ nhất kỹ nữ Tô Châu, cả đời qua tay 3 người đàn ông nhưng cái kết sau cùng lại tàn khốc đến bất ngờ

Người là “Thiên hạ đệ nhất danh tướng” Lý Thành, người là trọng thần tài ba Trương Diên Thưởng, cả hai đều là hiền tài đắc lực cho Đường Đức Tông. Thay vì bắt tay cùng nhau phò trợ hoàng đế, bình định thiên hạ thì chỉ vì mộtkỹ nữ mà trở thành đối đầu, đẩy vận nước vào thế nguy nan, khiến hậu thế chê cười, nỗi nhơ thiên thu khó gột.

Khi Trương Diên Thưởng còn làm tiết độ sứ Tây Xuyên Kiếm Nam (tương đương tư lệnh quân khu bây giờ) thì quân Thổ Phiên và Nam Chiếu liên minh tấn công Tây Xuyên, với tư cách cũng là tiết độ sứ, Lý Thành nhận trọng trách di chuyển từ nơi khác đến Tây Xuyên tiếp viện. Lúc này mối quan hệ giữa Trương Diên Thưởng và Lý Thành vô cùng hữu hảo.

Chuyện chỉ bắt đầu khi Lý Thành trên đường dẫn binh tiến công vô tình gặp danh kỹ Cao Hồng. Trong sử sách không ghi chép rõ lai lịch và cuộc đời của ả ta, chỉ biết lúc đó ả đang là người của Trương Diên Thưởng, cũng chính vì ả mà hai trọng thần đã trở thành kẻ đối đầu không đội trời chung trong triều.

Chân dung kỹ nữ khiến nhà Đường suýt bị diệt vong
Cao Hồng kỹ nữ.

Với bản lĩnh của một danh tướng đệ nhất Lý Thành nhanh chóng dẹp yên quân xâm lược. Trong chiến thắng khải hoàn Lý Thành âm thầm dẫn theo ảkỹ nữCao Hồng, không ngờ chuyện này đã đến tai Trương Diên Thưởng. Trương Diên thưởng vô cùng tức giận, nổi trận lôi đình lập tức sai quân tướng lôi Cao Hồng về. Người cũng đã trả về, nhưng kể từ đó trở đi Lý - Trương kết thù không đội trời chung.

Năm 785 Đường Đức Tông chuẩn bị phong đại thần Trương Diên Thưởng làm tể tướng, nhưng khi chuẩn bị hạ chỉ thì Lý Thành phản đối mạnh mẽ, trước uy tín và sức ép của Lý Thành cuối cùng Đức Tông đành phải bãi bỏ. Vuột khỏi tay chức tể tướng Trương Diên Thưởng càng căm hận Lý Thành, mâu thuẫn giữa hai người trở nên vô cùng gay gắt.

Đường Đức Tông lại không phải ông vua biết dùng hiền tài, khi thấy hai trọng thần đắc lực như cánh tay trái phải của mình mâu thuẫn đã không biết cách dung hòa, thậm chí còn đổ thêm dầu vào lửa khiến mối mâu thuẫn giữa hai người đã trở thành mối thâm thù khó giải và đó cũng chính là nguồn cơn đẩy vận nước đứng trước thế nguy nan.

Lý Thành vẫn tiếp tục trấn giữ biên ải và liên tục giành thắng lợi trong trấn chiến chống quân Thổ Phiên, Trương Diên Thưởng cuối cùng vẫn làm tể tướng. Nhưng vì mải mê tin vào những lời gièm pha của Trương Diên Thưởng mà Đường Đức Tông có ý nghi ngờ Lý Thành. Chính vì thế việc phong thưởng cho Lý Thành luôn chỉ là lời hứa hão khiến Lý Thành càng bất mãn.

Quân thần nghi kỵ, kẻ định tất có lợi, cơ hội vàng đã đến đương nhiên địch sẽ không bỏ qua. Thổ Phiên đã cử sứ giả sang thỉnh hòa với Đường Đức Tông nhưng bị Lý Thành kiên quyết phản đối gay gắt. Tể tướng Trương Diên Thưởng nhân cơ hội này trả thủ Lý Thành, lấy cớ “địch của địch sẽ là bạn của mình” để kịch lịch phản đối ý kiến của Lý Thành và muốn Đường Đức Tông nghị hòa.

 

Đức Tông vốn có thiện cảm với Thổ Phiên, lại đang nghi ngờ Lý Thành nay Thổ Phiên đến giảng hòa làm bạn, thêm tể tướng quân sư, nên không cần để ý đến ý kiến của Lý Thành đồng ý bắt tay nghị hòa. Hai bên gặp nhau cắt máu ăn thề say sưa vũ hội, trong khi đang say sưa ca hát quân Thổ Phiên đột nhiên trút bỏ hóa trang chém giết loạn xạ, quân Đường trở tay không kịp máu chảy thành sông.

Trương Diên Thưởng vừa xấu hổ vừa sợ hãi, ốm nằm liệt giường, trải qua kiếp nạn này triều Đường tổn thất quá lớn đến nỗi mấy năm sau cho dù danh tướng Lý Thành cùng bao chiến sĩ đổ bao công sức và xương máu nơi biên cương nhưng thiên hạ nhà Đường cũng không dẹp yên được sự xâm lấn của quân Thổ Phiên. Đường Đức Tông hối hận vô cùng nhưng có lẽ cũng đã muộn.

Chỉ vì một ả kỹ nữ hèn mọn mà khiến hai trọng thần trụ cột triều đình nảy sinh mâu thuẫn, kết mối thâm thù, khiến chính trị, quân sự và vận nước nguy nan, khiến hậu thế cười chê. Nhưng thân là quân vương đứng giữa mà không biết dung hòa mâu thuẫn giữa các đại thần của mình thì lỗi này Đường Đức Tông cũng phải chịu trách nhiệm không nhỏ.

Chẳng phải mỗi Triều Đường vì kỹ nữ mà mất giang sơn, còn có Trần Viên Viên thời Minh nỗi oan nghìn năm vì thân phận đàn bà mỏng manh mà phải gánh chịu sự khinh miệt của người đời vì cho rằng vì bà mà Đại Minh bị bán rẻ bởi Ngô Tam Quế.

Nỗi oan khiên vì sắc đẹp

 

Thân là kỹ nữ, chịu oan khiên là lẽ thường tình, nhưng nỗi oan đến như Trần Viên Viên thì quả là quá nặng. Chỉ vì quá tài sắc, vô tình bị gán cho cái tội tày đình là làm sụp đổ giang sơn.

Nổi danh là đệ nhất Giang Nam bát diễm (8 nhan sắc bậc nhất Giang Nam), Viên Viên được hoàng hậu của Sùng Trinh hoàng đế đón từ kỹ viện về cung nhằm phá vỡ sự sủng ái của vua đối với một quý phi. Được ít lâu, nàng bị đưa ra khỏi cung vì được nhà vua quá sủng ái, rồi được gả cho tướng Ngô Tam Quế. Quế vô cùng sủng ái nàng.

Chân dung kỹ nữ khiến nhà Đường suýt bị diệt vong
Trần Viên Viên.

Trong lúc Ngô Tam Quế ra trận đánh quân Thanh, Viên Viên lọt vào tay Lý Tự Thành khi Lý cướp ngôi của vua Sùng Trinh. Ít lâu sau, Ngô Tam Quế đầu hàng, dẫn quân Thanh về tiêu diệt Lý Tự Thành rồi chiếm luôn Trung Quốc. Người ta cho rằng, Quế phản bội chỉ vì muốn chiếm lại Trần Viên Viên. Người đời không ngần ngại đổ lên đầu nàng cái tội làm mất nước, nguyền rủa rằng vì nàng mà hàng vạn người phải chết thảm.

Cả cuộc đời làm đồ chơi trong tay đàn ông, chịu đủ tiếng xấu nhưng Trần Viên Viên không được đền bù lại bằng một chút hạnh phúc nào. Ngô Tam Quế khi được vua Thanh phong vương đã e ngại về xuất thân của Viên Viên nên cưới vợ khác và đưa Viên Viên vào tu trong một ngôi chùa. Nàng trút hơi tàn trong nỗi cô đơn, khi tuổi còn khá trẻ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm