Chân dung nữ cảnh vệ đầu tiên của Việt Nam: Là nhân chứng lịch sử đặc biệt, dịch bức điện quan trọng
Danh tính nữ chủ nhân của căn nhà giá 3300 tỷ chỉ cách Tử Cấm Thành 1 bức tường: Là người phụ nữ truyền kỳ Trung Quốc / Vị 'vua nữ' cai trị Ai Cập 5.000 năm trước: Loạt bằng chứng khiến giới khảo cổ đau đầu suy luận
Người được nhắc đến trong bài viết này là Đại tá Nguyễn Thị Bích Thuận (SN 1922), quê ở làng Yên Lãng (nay là phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Bà Thuận sinh ra trong một gia đình công nhân nghèo, năm 22 tuổi, bà bắt đầu tham gia Mặt trận Việt Minh.
3 năm sau đó tức 1947, bà Nguyễn Thị Bích Thuận chuyển sang công tác ở Văn phòng Xứ ủy Bắc Kỳ. Có thể nhiều người không biết, cũng tại nơi đây bà gặp đồng chí Lê Văn Lương và hai người nảy sinh tình cảm, kết hôn với nhau. Một thời gian sau, bà Thuận được điều lên Việt Bắc, công tác ở Văn phòng Trung ương Đảng.
Nói về người cuộc hôn nhân của mình, bà Thuận từng chia sẻ với báo chí: “Tình yêu trong sáng của hai người cùng chung một con đường và lý tưởng cách mạng đã đưa hai chúng tôi đến hôn nhân. Lễ cưới của hai chúng tôi được tổ chức đơn giản nhưng rất ý nghĩa. Mọi người vào rừng hái hoa tặng cô dâu và chú rể. Sau khi xây dựng gia đình, chúng tôi sống rất hạnh phúc và tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong cuộc sống và công tác”.
Nguyên Phó cục trưởng Cục Cảnh vệ - bà Nguyễn Thị Bích Thuận - Ảnh: báo điện tử Đảng Cộng sản
Sau khi hòa bình được lập lại, bà Nguyễn Thị Bích Thuận đi học tại đại học y dược và tốt nghiệp với tấm bằng đỏ vào năm 1961. Tiếp đó, bà được điều động về Cục Cảnh vệ, Bộ Công an. Bà Thuận còn được cử sang Liên Xô để học về các phương pháp bảo vệ lãnh tụ. Sau khi về nước, bà trở thành nữ cận vệ đầu tiên của Việt Nam, làm nhiệm vụ giữ gìn an toàn cho rất nhiều lãnh đạo, đặc biệt là có Bác Hồ.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Bích Thuận còn là nhân chứng lịch sử quan trọng. Tháng 11/1946, bà được vinh dự mã hóa bức điện lịch sử ngày đầu toàn quốc kháng chiến. Đó là bức điện mật mà Bác Hồ gửi vào mặt trận Liên khu I cho đồng chí Lê Trung Toản, Bí thư Liên khu I.
Bức điện có đoạn: "Các em là đội cảm tử. Các em quyết tử để Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu tinh thần tự tôn của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám… truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau".
Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” tại vườn hoa Vạn Xuân. Ảnh: CAND
Ngày 19/2/2018, bà Nguyễn Thị Bích Thuận qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 97 tuổi. Sự ra đi của bà để lại vô vàn tiếc thương cho gia đình và các cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo