Khám phá

Chân dung "thứ phi" là người tình của vua Bảo Đại nhưng lại được mẹ chồng yêu chiều, quý mến

Dù làm vợ thứ lại không được tổ chức cưới xin nhưng nhờ tài khéo léo, tháo vát và biết chăm lo việc thờ cúng tổ tiên của hoàng tộc nên "thứ phi" Mộng Điệp luôn được Đức Từ Cung quý mến.

Vua Bảo Đại thoái vị như thế nào? / Tận mục biệt thự vua Bảo Đại tại Đồ Sơn

"Thứ phi" được lòng cựu Hoàng thái hậu nhất

Bà Bùi Mộng Điệp (SN 1924) là một trong những người vợ không chính thức của vua Bảo Đại. Bà sinh ra tại Bắc Ninh trong một gia đình bình thường có cha làm trong ngành đường sắt. Từ nhỏ bà sống chủ yếu cùng bà nội, sau đó được bác ruột ở Hà Nội đón lên nuôi dưỡng, cho ăn học. Tại đây, bà gặp và trở thành người yêu của bác sĩ Phạm Văn Phán - Tốt nghiệp Y Sĩ Đông Dương khóa 1935, vào năm 17 tuổi. Khi ấy tiếng tăm và địa vị của ông Phán đã hấp dẫn người con gái xứ Kinh Bắc. Còn vị bác sĩ bị thu hút với nhan sắc mặn mà, yêu kiều của nàng. Hai người có với nhau một người con trai vào năm 1944.

Bà Mộng Điệp sở hữu nhan sắc đẹp tuyệt trần.

Khi người con gái Mộng Điệp muốn làm đám cưới, bác sĩ Phán liền cho biết điều này không thể thực hiện được. Bởi ông đã có gia đình và tôn giáo không cho phép có hai vợ. Do đó, bà đã quyết định cắt liên lạc với ông rồi đặt tên con trai là Bùi Hữu Hưng, lấy họ của mẹ.. Bởi ông đã có gia đình và tôn giáo không cho phép có hai vợ. Do đó, bà đã quyết định cắt liên lạc với ông rồi đặt tên con trai là Bùi Hữu Hưng, lấy họ của mẹ.

Cách mạng tháng Tám thành công, Cựu hoàng Bảo Đại được mời ra Hà Nội làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 9/1945, ông gặp bà Mộng Điệp ở sân tennis. Các đối thủ trẻ của ông trên sân đã kể về người phụ nữ tuyệt thế giai nhân. Vì thế ông đã đi gặp bà ngay buổi tối hôm đó tại nhà riêng của bà.

Sau đó hai người nhanh chóng chuyển về chung sống tại căn hộ số 51 đường Trần Hưng Đạo và có với nhau cô con gái đầu lòng tên Phương Thảo vào năm 1946. Trong thời gian này, Cựu hoàng cũng qua lại với hoa khôi Lý Lệ Hà nhưng vẫn xem bà Mộng Điệp là "thứ phi" phương Bắc.

Năm 1948, Cựu hoàng Bảo Đại nhận chức "Quốc trưởng" rồi đưa bà Mộng Điệp lên Đà Lạt ở. Bà cũng được ra mắt cựu Hoàng thái hậu, tức bà Từ Cung. Dù làm vợ thứ lại không được tổ chức cưới xin nhưng nhờ tài khéo léo, tháo vát và biết chăm lo việc thờ cúng tổ tiên của hoàng tộc nên "thứ phi" luôn được Đức Từ Cung quý mến. Bà cũng được ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc tế lễ.

Đức Từ Cung và "Thứ phi" Mộng Điệp.

Đó cũng chính là quãng thời gian bà và Cựu hoàngsống hạnh phúc nhất. Bởi nhờ tài biết tổ chức đời sống, lái xe hơi, cưỡi voi, đi săn nên bà rất hợp với Cựu hoàng - một người thích săn bắn.

Sống lẻ loi suốt nửa quãng đời còn lại

Năm 1953, "Thứ phi" Mộng Điệp được Cựu hoàng Bảo Đại ủy nhiệm đem thanh kiếm báu và chiếc kim ấn nhà Nguyễn Sang Pháp. Nhân dịp này bà mang luôn cả con gái Phương Thảo lẫn con riêng Bùi Hữu Hưng theo. Tại Pháp bà đã trao trả ấn kiếm cho cựu Hoàng hậu Nam Phương. Sau đó bà sinh tiếp cho Cựu hoàng hai người con trai đặt tên là Bảo Hoàng và Bảo Sơn.

Bảo Hoàng sinh năm 1954 nhưng vắn số, chỉ sống được một tuổi thì qua đời vì bệnh. Còn Bảo Sơn sinh năm 1955, lớn lên được đi học ở trường danh tiếng, đỗ đạt và có địa vị trong xã hội. Năm 1987, ông đi du lịch ở Nhật và lúc tắm biển không may bị sóng lớn đánh va đầu vào ghềnh đá nên tử nạn khi mới 32 tuổi.

"Thứ phi" Mộng Điệp cùng con trai Bảo Hoàng.

Từ đó "Thứ phi"Mộng Điệp chỉ còn lại người con gái là Phương Thảo. Phương Thảo kết hôn với một người Pháp khá giàu nhưng cũng không sống gần với mẹ nên bà càng ngày càng cảm thấy cô quạnh. Bà trở nên sống khép kín và thu mình trong không giản nhỏ của căn nhà thuộc hạng trung bình nằm tại một dãy chung cư trên đường Neuilly (quận 12, Paris).

Trong căn phòng ấy, bà Mộng Điệp luôn treo bức họa chân dung vị vua trẻ Bảo Đại đang ngồi,khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, mặc hoàng bào. Bàrằng bức chân dung này do một nữ họa sĩ người Pháp vẽ nhưng không hiểu tại saolại bị đem bán ở một chợ trời. May mắn có người báo cho bà biết nên bà vội tới ngay và cố mua cho bằng được bức họa. Kể từ ngày đó bức họa vẫn có vị trí trang trọng trên bức tường ở phòng khách.

Con gái Phương Thảo của bà Mộng Điệp lúc còn trẻ.

Cuộc sống nơi đất khách có lúc khó khăn về kinh tế nhưng "Thứ phi" Mộng Điệpsống tự lập, không nhờ vả đến sự giúp đỡ của chính phủ Pháp. Kể cảsau này không còn sống cùng Cựu hoàngnhưng bàvẫn chăm lo việc thờ cúng tổ tiên nhà Nguyễn, đúng với phận sự của một vương phi thực sự. Vì thế, trên bàn thờ tổ tiên, ở vị trí trung tâm, bà dành thờ bà Từ Cung, Cựu hoàng Bảo Đại và hai người con trai của mình. Nhưng quan trọng nhất là tờ giấy quy y Phật giáo của vua Bảo Đại (quy y tại chùa Bảo Quốc Huế).

Tháng 6/2011, bà Mộng Điệp trải qua một ca phẫu thuật do chấn thương ở cổ nhưng do bị bệnh tim từ trước nên đã không thể qua khỏi. Bà mất vào lúc 12h trưa ngày 26/6, sau đó được chôn cất tại nghĩa trang Thiais ở Paris cùng với hai con trai Bảo Sơn và Bảo Hoàng.

Khi còn sống, "Thứ phi" phương Bắc từng mong muốn được về Việt Nam an dưỡng cuối đời và khi chết được chôn với Đức Từ Cung. Bà cũng muốn hiến tặng những tài liệu mà mình lưu giữ từ khi Bảo Đại thoái vị nhưng do tuổi cao nên không thể trở về nước được.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm