Chân tướng nhân vật khiến gian hùng Tào Tháo rơi nước mắt thực sự
Tam quốc diễn nghĩa: Chỉ vì điều này Lưu Bị bị chê bai không đáng mặt anh hùng / Tam quốc diễn nghĩa: Chỉ vì 2 sai lầm không đáng có, Tào Tháo cả đời không thể thống nhất thiên hạ
Điển Vi (? – 197) là người Kỷ Ngô – quận Trần Lưu. Vào những năm cuối thời Đông Hán, ông trở thành tướng lĩnh dưới trướng Tào Tháo. “Tam Quốc diễn nghĩa” từng miêu tả Điển Vi là người tướng mạo khôi ngô, dũng mãnh hơn người.
Vị tướng trung thành “hộ mạng” cho Tào Tháo
Năm 194, khi giao chiến cùng Lữ Bố ở Duyện Châu, Tào Tháo rơi vào vòng vây địch, bị Hách Manh, Tào Tính, Thành Liêm đem quân chặn tứ phía.
Thấy tình thế nguy cấp, Tháo hô to: “Ai tới cứu ta?” Người xông ra chính là anh hùng Điển Vi.
Lúc ấy, Điển Vi phi thân xuống ngựa, cầm song kích, kẹp mười mấy đoản kích trong cánh tay. Vị võ tướng ấy không khua đao múa võ lung tung mà cẩn thận quan sát tình thế chiến trường để sử dụng phương thích ứng phó với quân địch.
Ảnh minh họa
Song kích lực sát thương lớn, nhưng sử dụng tốn sức, lại dễ bị địch lôi kéo ra xa Tào Tháo, khó có thể bảo vệ quân chủ. Dùng đoản kích vừa có thể kề cận bên cạnh chúa công, lại vừa ứng phó được với quân địch từ nhiều hướng khác nhau.
Tuy nhiên, đoản kích có một nhược điểm là phạm vi gây sát thương tương đối ngắn. Hiểu rõ điều này, Điển Vi dặn quân sĩ: “Kẻ thù đến trong vòng 10 bước chân thì nhớ gọi ta!”
Đến lúc quân địch chỉ còn cách 10 bước, nghe quân sĩ tri hô, Điển Vi lại nói: “còn năm bước thì gọi ta!”
Phạm vi gây sát thương của đoản kích không quá năm bước. Cho tới lúc quân địch tiến vào tầm ngắm, Điển Vi mới ra ta: “cứ một kích lại có một người ngã ngựa, không chệch cái nào, giết hơn 10 tên địch.”
Tài năng “bách phát bách trúng” của Điển Vi khiến kẻ thù kinh hoảng, đua nhau bỏ chay, Tào Tháo cũng được an toàn. Tới lúc này, Điển Vi mới yên tâm “phi thân lên ngựa, cầm một đôi đại thiết kích, liều chết xung phong.
Những kẻ như Hách Manh, Tào Tính, Thành Liêm, Tống Hiến biết mình không phải là đối thủ của vị dũng tướng này, cũng kéo nhau đào tẩu. Khi quân địch tan tác, Điển Vi trở lại hộ giá Tào Tháo, cùng mọi người yểm hộ chúa công trở về quân trại.
Hình ảnh Điển Vi dũng mãnh cùng song kích đã trở thành nỗi khiếp đảm trong mắt quân thù.(Tranh minh họa).
Tuy nhiên, lúc đuổi theo quân địch ra ngoài thành Bộc Dương, Điển Vi ngoảnh lại không thấy Tào Tháo. Ông nhiều lần đột phá vòng vây, tìm kiếm quân chủ, coi quân sĩ hung hãn của Lữ Bố như không, tới lui tự nhiên trong thành.
Tới khi tìm được chúa công, “Vi yểm trợ Tào, mở đường máu ra được đến cửa thành. Chung quanh thành lửa cháy ngùn ngụt, cỏ rác chồng chất khắp cả, chỗ nào cũng có lửa, Điển Vi cầm kích gạt lửa hai bên, phi ngựa xông vào vòng lửa tiến ra ngoài.
Tháo cũng theo sau ra được. Vừa đến cửa thành, có một cái xà cháy trên nhà rơi vào chân sau ngựa của Tào Tháo, ngựa ngã gục xuống. Tháo lấy tay đẩy cái xà ra, lửa bén vào cả cánh tay và đầu tóc.
Điển Vi quay ngựa lại cứu. Vừa may Hạ Hầu Uyên cũng ở đâu đến. Hai người cứu được Tháo dậy, xông qua lửa chạy ra.”
Những hành động trên chứng tỏ Điển Vi không chỉ là một bề tôi trung thành, dũng cảm, mà còn là một võ tướng dũng mạnh, cẩn thận, thông minh và nhạy bén.
Bởi vậy, Mao Tôn Cương khi đánh giá nhân vật này trong “Tam quốc diễn nghĩa” đã từng khen ngợi: “Thoắt xuống ngựa, thoắt lên ngựa, thoắt dùng đoản kích, thoắt dùng đại kích, miêu tả Điển Vi mạnh như rồng như hổ.”
Xả thân "thí mạng" cho chúa công
Năm Kiến An thứ 2 (197), Trương Túc làm phản, Điển Vi vì bảo vệ Tào Tháo mà liều mạng một thân một mình chiến đấu với quân địch, dù khiến quân phản nghịch khiếp sợ, nhưng chung quy vẫn là lấy trứng chọi đá, cuối cùng bại trận mà chết.
Trương Tú trước đó làm phản, sau lại giả hàng, chủ động dâng vợ chú là Chân thị cho Tào Tháo. Tào Tháo vì ham mê sắc đẹp của Châu thị nên đã lơ là cảnh giác.
Đêm hôm đó, khi Tào Tháo đang cùng Châu thị nghỉ ngơi trong trướng, Điển Vi nhận nhiệm vụ canh giữ ngoài trướng.
Những kẻ mưu phản hiểu rõ: muốn diệt Tào Tháo, trước đó ắt phải diệt được Điển Vi. Hồ Xa Nhi vì vậy đã hiến kế cho Trương Tú: “Khi Điển Vi quá chén, lén lấy song kích (vũ khí của Điển Vi), sau đó giết chết.”
Đối với dũng tướng mà nói, binh khí chẳng khác nào sinh mạng thứ hai. Nay song kích bị lấy đi khiến cho Điển Vi mất đi nhiều phần sức lực. Huống hồ Điển Vi ứng chiến trong trạng thái bị động khi đang say ngủ.
Mất đi đôi song kích, Điển Vi "lấy hai người làm khí giới", chiến đấu ngoan cường và dũng mãnh cho tới giây phút cuối cùng. (Tranh minh họa).
Miêu tả về cái chết của người anh hùng này, “Tam Quốc diễn nghĩa” hồi 16 có đoạn:“Được một hồi thì bốn mặt lửa cùng cháy cả. Bấy giờ Tháo mới hoảng sợ, vội vàng sai gọi Ðiển Vi.
Ðiển Vi say rượu đang ngủ, trong mơ màng chợt nghe tiếng chiêng trống và tiếng người reo hò, giật nảy mình, vùng dậy, sờ đến đôi thiết kích thì không thấy đâu cả.
Ở ngoài giặc đã đến cửa. Vi vội vàng giật lấy đao lưng của lính canh, chạy ra, ở ngoài đã thấy vô số quân mã, cầm rặt giáo dài đánh bừa vào trại.
Vi phải nhất sống nhì chết mà lăn xả vào đám quân ấy, chém giết một lúc chết hơn hai mươi người, quân mã ấy mới lui, lại có quân bộ kéo đến. Hai bên giáo mác tua tủa như ngọn lau, mình Vi không một mảnh giáp, trên dưới bị vài mươi nhát đâm.
Vi vẫn cứ lăn xả vào đánh; dao mẻ không dùng được, Vi bỏ dao, hai tay vớ ngay lấy hai người làm khí giới, quăng đập một lúc chết tám chín người. Giặc thấy thế không dám đến gần, chỉ đứng đằng xa bắn tên lại.
Tên bắn như mưa, Ðiển Vi vẫn liều chết giữ cửa trại, nhưng quân giặc đã kéo được vào cửa sau, Ðiển Vi lại bị một mũi giáo đâm trúng giữa lưng. Vi kêu to một tiếng, máu chảy đầy đất rồi chết. Hắn chết được nửa giờ rồi mà vẫn không ai dám đi qua cửa trước.”
Cái chết của vị võ tướng hết mực trung thành đã khiến người nổi danh là "gian hùng" như Tào Tháo cũng phải đau lòng mà rơi lệ. (Ảnh minh họa).
Hậu thế đánh giá, trong Tam Quốc, không cái chết nào đáng tiếc hơn Điển Vi. Lữ Bố là người vô nghĩa, có bị giết cũng là nhân quả báo ứng. Quan Vũ trời sinh bảo thủ, sớm muộn cũng bị diệt. Trương Phi tàn bạo thành tính, bị chết không oan.
Cái chết của Điển Vi có thể hình dung rõ bằng hai từ “bi tráng”. Nếu như khi đó, Điển Vi có song kích và chiến mã, tình thế chắc chắn sẽ khác.
Khi Điển Vi chết, Tào Tháo vô cùng thương tiếc: "Ta mất một con trưởng và một cháu yêu, cũng không thương tiếc tới mức này, chỉ thương khóc Ðiển Vi mà thôi".
Một dũng tướng có tài như Điển Vi, chưa thể cùng quân chủ làm nên đại sự, nay đã phải hi sinh một cách đáng tiếc như vậy. Hậu thế đau lòng trước cái chết của ông cũng là vì lẽ đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo