Tam quốc diễn nghĩa: Đáp lại câu nói nổi tiếng của Tào Tháo, Lưu Bị cũng đưa ra quan điểm khiến hậu thế tâm phục
Tam quốc diễn nghĩa: Nếu không nhờ mưu sĩ này Tào Tháo khó mà thắng được Viên Thiệu trong trận Quan Độ / Tam quốc diễn nghĩa: Không phải Hoàng Trung hay Lã Bố đây mới là “đệ nhất cung thủ” thời Tam quốc
Nếu ai đã từng đọc Tam quốc diễn nghĩa chắc hẳn sẽ không thể nào quên được câu nói nổi tiếng của Tào Tháo: “Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta”, câu nói này được Tào Tháo nói với Trần Cung khi Trần Cung hỏi Tào Tháo tại sao lại giết cả Lã Bá Sa mặc dù biết được gia đình ông ta không hề có ý định hãm hại mình mà trái lại còn bày tiệc chiêu đãi. Nó thể hiện bản chất man trá, lạnh lùng đến đáng sợ của Tào Tháo.
Tào Tháo: “Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta”.
Đó cũng chính là lý do vì sao người ta gắn cho Tào Tháo cái mác gian hùng, để trở thành một nhân vật gian hùng nhất thời Tam quốc. Câu nói này bị người đời đánh giá có phần tiêu cực nhưng có nhiều ý kiến lại cho rằng, nó rất đúng với thời thế loạn lạc lúc bấy giờ và trở thành quan điểm sống của rất nhiều người bây giờ.
Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với Tào Tháo, Lưu Bị khi ông luôn tâm niệm rằng: “Thà để người thiên hạ phụ ta, ta không phụ người thiên hạ”. Quan điểm: “Thà chết chứ không làm chuyện bất nhân bất nghĩa”, của Lưu Bị được người cùng thời và đời sau đánh giá cao về lòng nhân nghĩa của ông.
Cần phải khẳng định rằng Lưu Bị là một người không có gì đặc biệt, xuất thân bình dân, chỉ là một anh bán giày cỏ. So với những đối thủ của mình, Lưu Bị thua kém rất nhiều về địa vị, ông không bằng Viên Thiệu, ba đời làm tam công. Về mưu lược, quyền biến, ông chắc chắn thua Tào Tháo. Về võ Lưu Bị cũng không sánh nổi Lữ Bố hay Đổng Trác. Nhưng xét về lòng nhân đạo, Lưu Bị xứng đáng với danh hiệu anh hùng, xứng đáng làm đế vương nhờ tấm lòng yêu thương bách tính, quảng đại, đức độ.
Trong Tam quốc chí, một bộ sử liệu tin cậy hàng đầu về thời Tam quốc, sử gia Trần Thọ nhận định về Lưu Bị như sau: “Tiên chủ (tức Lưu Bị) là người khoan hồng, đức độ, có lòng tri nhân đãi sĩ, có phong phạm của Cao Tổ, là bậc anh hùng”.
Lưu Bị luôn tỏ ra khiêm cung, nhã nhặn, nhẫn nhịn, đúng với tác phong của nhà nho đạo Khổng. Ông ba lần đến lều cỏ ở Long Trung cầu Gia Cát Lượng xuất sơn phò tá. Được Lưu Biểu nhường Kinh Châu, Lưu Bị cũng nhất mực từ chối vì cho là chuyện bất nghĩa.
Khi bị quân Tào truy đuổi gấp ở Phàn Thành, có đến mười mấy vạn người chạy nạn theo Lưu Bị. Có người khuyên ông nên bỏ dân ở lại mà tiến nhanh về Giang Lăng nhưng Lưu Bị nói: “Muốn làm việc lớn phải lấy dân làm gốc. Nay mọi người theo ta, nỡ lòng nào ta vứt bỏ họ”. Đến khi mang quân vào Ích Châu, Bàng Thống khuyên ông nên lừa giết Lưu Chương để đoạt lấy Ích Châu, Lưu Bị cũng gạt đi vì cho rằng đó là chuyện bất nghĩa.
Chính vì có nhân nghĩa nên Lưu Bị, mặc dù chỉ là anh bán dép ngoài phố, đã lấy lòng được các anh hùng trong thiên hạ như Trương Phi, Quan Vũ, Gia Cát Lượng, Triệu Tử Long, Mã Siêu, Hoàng Trung… và hàng ngàn hàng vạn dân chúng thời bấy giờ, lập nên đại nghiệp hùng tráng, chấn động lịch sử.
Ngoài ra Lưu Bị còn có câu: “huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục” hay còn gọi là “huynh đệ như chân tay, phu thê như y phục”.
Khi nhắc đến câu này, Lưu Bị muốn nói lên rằng tình cảm lớn nhất của con người đó là tình thân máu mủ ruột thịt, anh em như chân với tay. Con người ta thiếu một trong hai bộ phận đó thì sẽ không phải là một con người hoàn thiện, còn tình cảm vợ chồng thì ông lại coi nhẹ, đó cũng là quan điểm của riêng ông.
Ở đây, Lưu Bị đã coi 2 người anh em Trương Phi và Vân Trường như thủ túc, huynh đệ sống chết có nhau, đã từng kết nghĩa đào viên, cả đời này là vì nhau mà sống. Chính trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung đã cho chúng ta thấy được cái tình huynh đệ này nó sâu sắc đến như thế nào, khi mà hai người em vì anh mà vào sinh ra tử, bắt đầu từ trận Hổ Lao Quan với Lã Bố (đã đi vào chính sử), cũng như hàng trăm, hàng ngàn trận đánh khác nhau. Từ lúc chia ly mỗi người một nơi, cho đến khi tìm lại với nhau mặc cho đang sống trong vinh hoa phú quý. Khi hai người em của mình chết, Lưu Bị đã dốc 70 vạn đại quân đến trả thù cho 2 nghĩa đệ của mình bị quân Đông Ngô giết… tiếc rằng đại nghiệp chưa thành Lưu Bị đã bỏ mạng để lại cho hậu thế nhiều tiếc nuối.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ