Chân tướng việc dùng người sống làm tượng đất nung: Tần Thủy Hoàng không hề hồ đồ
4 hoàng đế có khí chất bá vương nổi bật nhất trong lịch sử Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng chỉ đứng thứ hai / Vua chúa Trung Hoa xưa khi chết thường bắt người sống phải chết cùng, vì lý do gì Tần Thủy Hoàng lại dùng tượng binh mã để tuẫn táng?
Theo các thông tin mà giới khảo cổ Trung Quốc có được đến thời điểm hiện tại, khu di tích lăng mộ Tần Thủy Hoàng có bốn hố có chôn các chiến binh đất nung. Trong đó, ngoại trừ hố số 4 bị nghi là chưa hoàn thành vì lý do thời gian, hơn 8.000 chiến binh và ngựa đất nung đã được khai quật trong ba hố còn lại.
Các chiến binh đất nung này, tất cả đều cao khoảng 1,8m, thân hình tráng kiện, nhưng mỗi người có một biểu cảm khuôn mặt khác nhau, các phụ kiện tóc khác nhau, cử chỉ và các chi tiết khác cũng rất khác nhau.
Hàng ngàn chiến binh đất nung và ngựa không giống nhau! Không chỉ vậy, những người chiến binh này còn mặc các loại trang phục khác nhau, kể cả kỵ binh và bộ binh.
Vậy những chiến binh này đã được tạo ra như thế nào?
Có hai phỏng đoán liên quan tới việc tạo ra các tượng đất nung. Thứ nhất, tượng đất nung được tạo ra từ những người sống – những người đã được chỉ định chôn theo Tần Thủy Hoàng khi ông ta chết đi.
Hài cốt những người tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng (Nguồn: Internet)
Từ thời xa xưa, đặc biệt là từ thời nhà Chu, ở Trung Quốc đã tồn tại tập tục tuẫn táng. Trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy số lượng lớn các hài cốt được cho là những người bị tuẫn táng cùng hoàng đế.
Đã có rất nhiều người chết khi xây dựng lăng mộ, vậy thì việc dùng người sống làm tượng đất nung là hoàn toàn có cơ sở.
Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng Tần Thủy Hoàng dù tàn độc, dù ham quyền lực ngay cả khi sang thế giới bên kia, nhưng cũng không phải là người hồ đồ đến mức sẵn sàng hy sinh cả một đội quân để làm tượng tuẫn táng.
Sau khi thống nhất Trung Quốc, ông ta luôn hy vọng về một Trung Quốc tồn tại mãi mãi, ông ta giữ lại các quý tộc và cũng không giết các khanh tướng công thần.
Các chuyên gia không muốn phá hủy tượng đất nung để trả lời câu hỏi này, cho nên cuộc tranh cãi mãi không có hồi kết.
Trùng tu tượng đất nung, chân tướng được hé lộ
Khi các chuyên gia sửa chữa lại một bức tượng đất nung, họ tiến hành chụp cắt lớp toàn bộ tượng. Bên trong bức tượng hoàn toàn rỗng.
Tin tức này lập tức tạo thành một cơn sóng với giới khảo cổ trong và ngoài nước. Vậy thì các thợ thủ công đã tạo nên các tác phẩm độc nhất vô nhị này như thế nào?
Những bức tượng sống động như người thật (Nguồn: Sohu)
Hóa ra là các khung gốm đã được sử dụng trong quá trình tạo ra các chiến binh đất nung. Người thợ thủ công sử dụng khung gốm cho hầu hết các tượng, nhưng khi đến công đoạn tạo hình, họ lại tạo ra các chi tiết khác nhau để có được những chiến binh khác nhau.
Qua đây, có thể thấy Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế rất lý trí khi vẫn cố gắng bớt hao tổn sinh mạng quân đội vào công việc xây dựng lăng mộ của mình, không để mạng người bị phí phạm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào