Khám phá

Từ thời phong kiến, Tần Thủy Hoàng đã ban cho phụ nữ những đặc quyền khó tin: Triều đại sau lập tức xóa bỏ, hậu thế cũng e sợ

Điều luật của Tần Thủy Hoàng đã khiến nhiều nam nhân phẫn nộ, đứng lên chống lại.

Giới khảo cổ 'hoảng hồn' khi phát hiện thứ bí ẩn này trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng / Tại sao Tần Thủy Hoàng mặc long bào màu đen, các hoàng đế khác lại mặc áo màu vàng? - Vì họ không dám?

Trong xã hội phong kiến, phụ nữ có thân phận thấp kém hơn hẳn đàn ông, bình đẳng giới là thứ không tồn tại. Quan niệm "Tam tòng" - "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" (ở nhà nghe cha, lấy chồng nghe chồng, chồng mất theo con trai) đã hạn chế quyền tự do và khống chế tư tưởng của người phụ nữ.

Tuy nhiên nếu xem xét kỹ lịch sử, vẫn có thể tìm thấy những nhân vật cố gắng cải thiện địa vị phụ nữ, tiêu biểu là Tần Thủy Hoàng.

Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất sáu nước, mở rộng lãnh thổ, đã thống nhất cả hệ thống luật pháp. Nhiều học giả có thể cho rằng pháp luật của nhà Tần quá khắt khe, bạo ngược, song hệ thống này lại dành rất nhiều đặc quyền cho phụ nữ.

Từ thời phong kiến, Tần Thủy Hoàng đã ban cho phụ nữ những đặc quyền khó tin: Triều đại sau lập tức xóa bỏ, hậu thế cũng e sợ - Ảnh 1.
Hệ thống luật pháp của Tần Thủy Hoàng dành rất nhiều đặc quyền cho phụ nữ. Ảnh: Sohu.

Trong "Sử ký" có ghi chép, thời Tần phụ nữ có quyền lựa chọn hôn nhân, nếu người phụ nữ không muốn kết hôn thì đàn ông không được ép. Đàn ông cũng không được ly hôn vợ nếu vợ chưa đồng ý, nếu tự ý ly hôn sẽ bị phạt rất nặng.

Đặc biệt hơn, Tần Thủy Hoàng còn thiết lập một đặc ân cho phụ nữ có gia đình: Nếu người đàn ông đã có vợ mà quan hệ bất chính với phụ nữ khác, người vợ được phép giết chồng mà không bị xử tội.

Thêm vào đó, địa vị của người đàn ông đi ở rể cũng rất thấp. Người chồng nào không đủ sính lễ để rước vợ về nhưng vẫn muốn thành thân sẽ phải ở lại nhà vợ.

Ở thời này, đàn ông ở rể bị coi là nỗi ô nhục, thân phận chỉ cao hơn nô tỳ trong nhà vợ. Nếu người chồng ở rể mà làm điều có lỗi với vợ, người vợ cũng có quyền thẳng tay lấy mạng đối phương mà không bị pháp luật trừng trị.

Trong xã hội phong kiến nơi nam giới vốn có địa vị cao hơn, những điều luật này của Tần Thủy Hoàng đã quá ưu ái phụ nữ dẫn đến việc nhiều người đàn ông đứng lên chống lại. Đến thời nhà Hán, những đặc quyền cho phụ nữ một lần nữa bị xóa bỏ hết, vua Hán cho rằng những luật lệ này là quá "thoáng" và không thể chấp nhận được.

 

Dẫu cho những tư tưởng của Tần Thủy Hoàng có xem xét tới việc nâng cao vị thế phụ nữ trong xã hội nhưng lệnh tha tội cho kẻ giết người thì đến hậu thế ngày này cũng không thể áp dụng được.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm