Chàng trai câu được con cá lạ mời bạn bè cùng đến ăn nhưng không một ai dám động đũa: Thật may mắn!
Kinh ngạc 'thủy quái Amazon' dễ dàng 'xé xác' cá sấu / Giật mình loài 'cá mọc lông' khiến giới khoa học 'đau đầu'
Một người đàn ông họ Bào ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc trong một lần đã đi câu đã bắt được con cá lớn ngoài tự nhiên. Con cá dài khoảng 80cm, nặng tới 10kg; nó còn có chiếc mõm thuôn dài và hàm răng sắc bén vô cùng lạ mắt.
Không rõ đây là loài cá gì, anh Bào cũng chỉ đơn giản nghĩ đây là một trong những loài cá nước ngọt mình hay câu được nên đem về nhà làm thịt. Anh còn cao hứng mời thêm bạn bè đến cùng mình dùng bữa.
Tuy nhiên, buổi tối hôm ấy, khi bạn bè anh nhìn thấy con cá thì đều thấy nó thật kỳ dị, không dám động đũa vào món ăn. Mọi người nhận thấy con cá này là loài vật ngoại lai chứ không phải cá địa phương nên đã lên mạng tra cứu.
Anh Bào và bạn bè mới tá hỏa nhận ra con cá mà mình câu được rất giống loài cá láng lớn Bắc Mỹ, hay còn được mệnh danh là thủy quái mõm dài trên sông Bắc Mỹ.
Nói về con cá đặc biệt của anh Bào, chuyên gia Tô Học Hồng công tác tại Chi cục Nuôi trồng thủy sản thành phố Tri Hà khẳng định đây đúng là một con cá láng lớn Bắc Mỹ (tên khoa học: Atractosteus spatula). Chúng là loài cá nước ngọt vô cùng hung dữ đến từ vùng Bắc Mỹ.
Quan trọng hơn là trứng và nội tạng của loài này có độc, nhất là trong thời kỳ sinh sản của chúng, độc tố còn tăng lên nhiều lần. Chuyên gia cho rằng anh Bào và bạn bè đã vô cùng may mắn khi chưa ăn thịt nó, nếu không họ sẽ bị ngộ độc nặng, vô cùng nguy hiểm.
Trả lời phóng viên, ông Tô Học Hồng cho biết, loài cá láng lớn Bắc Mỹ vốn là loài được nuôi làm cá cảnh ở Trung Quốc. Đây là loài ngoại lai hung dữ, thiếu thiên địch, khi thả vào vùng nước địa phương sẽ gây hại cho các sinh vật bản địa và đe dọa cân bằng hệ sinh thái.
Sau khi lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, anh Bào cảm thấy mình đã quá may mắn vì đã không ăn phải con cá lạ, anh cũng lo sợ những người dân khác sẽ mắc phải sai lầm như mình.
Trước thông tin này, cư dân mạng Trung Quốc cho rằng người dân không nên ăn thịt động vật hoang dã vì đây có thể là con vật quý hiếm hoặc nếu lỡ ăn phải loài có độc thì "hối hận cũng không kịp".
Một số người dùng mạng cũng cho rằng người đã thả con cá láng này ra sông quả thật đáng trách, đây là hành vi thiếu hiểu biết gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái địa phương.
Những loài xâm lấn
Câu chuyện về loài cá láng lớn Bắc Mỹ ở Sơn Đông, Trung Quốc cũng làm gợi nhớ đến loài trăn Miến Điện (tên khoa học: Python bivittatus) đang đe dọa hệ sinh thái bang Florida, Mỹ.
Trăn Miến Điện ban đầu được nhập khẩu vào Mỹ để làm thú nuôi, nhưng chúng đã lớn rất nhanh, sinh sôi với tốc độ khủng khiếp (mỗi lần sinh tối đa 100 trứng) khiến nhiều người chủ bỏ vật nuôi của mình ra các đầm lầy, vùng tự nhiên.
Khi ấy, ít ai lường được hệ quả khủng khiếp của hành động này. Những con trăn khổng lồ đã trở thành kẻ săn mồi đứng đầu chuỗi thức ăn của khu vực, tranh giành thức ăn với động vật hoang dã bản địa.
Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, tính đến năm 2012, nhiều loại thú bản địa ở nam Florida như thỏ, cáo đã biến mất; một số loài khác như hươu, chồn, gấu mèo giảm số lượng tới hơn 90%. Thậm chí loài cá sấu mõm ngắn vốn là "chúa tể đầm lầy" cũng phải chịu thua con vật ngoại lai.
Tại Việt Nam, có thể kể tên một số loài động thực vật xâm lấn quen thuộc hơn như rùa tai đỏ, ốc bươu vàng, cây lục bình.... cũng từng sinh sôi, "bành trướng" một cách khó kiểm soát và trở thành một hệ sinh vật thay thế đe dọa nghiêm trọng đến hệ động thực vật bản địa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?