Chàng trai mang chiếc mũ của tổ tiên đi thẩm định - Chuyên gia dùng đèn soi đá, nhận ra bảo vật trong dân gian
Cổ vật quý trong ngôi nhà gỗ của vị quan triều Nguyễn ở Hà Nam / Chuyện "báo oán" rùng rợn của những người đào bới nhà mồ trộm cổ vật
Chương trình "Kiểm định bảo vật"
Trong kho tàng di sản văn hoá của bất cứ quốc gia, dân tộc nào, cổ vật luôn luôn giữ một vị trí quan trọng. Cổ vật đóng vai trò như những nhân chứng của một giai đoạn lịch sử, giúp hậu thế "lấp đầy những khoảng trống" trong các văn bản sử liệu.
Chương trình "Kiểm định bảo vật" do Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV sản xuất là một series cực kỳ ăn khách với mục đích truy tìm những bảo vật còn đang lưu lạc trong dân gian. Trong mỗi tập phát sóng, nhóm chuyên gia của chương trình sẽ giám định những món đồ bình thường trong nhà mà người dân tin rằng đó là cổ vật giá trị.
Khán giả theo dõi truyền hình sẽ đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác khi nhận ra con dao mổ cừu trong xó bếp cũng có thể là món cổ vật đáng giá 1 triệu NDT, trong khi nhiều bình sứ tinh xảo lại là món đồ giả vô giá trị.
Trong tập phát sóng mới đây của chương trình, một chàng trai trẻ đến từ vùng nông thôn đã mang chiếc mũ gia truyền đến nhờ các chuyên gia thẩm định giá trị. Thoạt nhìn, khán giả cũng có thể nhận ra đây chính là chiếc mũ quan quen thuộc trong các bộ phim cổ trang lấy bối cảnh thời nhà Thanh (1636 -1912).
Chiếc mũ quan gia truyền
Chàng trai cho biết đây chính là chiếc mũ do ông sơ mình (tức ông nội của ông nội) để lại cho con cháu. Các chuyên gia của chương trình liền đặt câu hỏi: "Vậy ông sơ của cậu là ai?".
Chàng trai trẻ không rõ danh tính của ông sơ mình, chỉ biết ông là một vị quan thời phong kiến, có thể giữ một chức quan nhỏ ở địa phương.
Các chuyên gia truyền tay nhau chiếc mũ ngắm nghía. Họ thống nhất rằng phẩm cấp của vị quan này hoàn toàn có thể xác định thông qua chiếc mũ. Sau đó, một vị chuyên gia quyết định kiểm tra bằng cách chiếu đèn pin vào viên đá quý đính trên chóp mũ. Viên đá tối màu khi được chiếu đèn bỗng tỏa ra ánh sáng xanh lam kỳ ảo.
Các khán giả trong trường quay đều nín thở chờ đợi. Vị chuyên gia hào hứng kết luận, ông sơ của chàng trai không phải vị quan nhỏ ở địa phương mà chính là một vị đại thần trong triều đình với hàm chánh tam phẩm.
Theo Kknews, dưới thời kỳ cực thịnh như thời vua Khang Hy, hạng quan tam phẩm là rất cao quý, những vị quan này do hoàng đế đích thân phê duyệt, được phân căn nhà ở có 15 phòng với mức lương bổng khoảng 130 lượng bạc mỗi năm.
Chuyên gia cho biết thêm, thiết kế của mũ và lễ phục quan lại thời nhà Thanh vốn rất tinh xảo. Triều đại này phân theo hệ thống "9 phẩm 18 cấp".
Trong đó, quan nhất phẩm trên mũ có đính đá hồng ngọc, quan nhị phẩm đội mũ gắn ngọc san hô còn quan tam phẩm được cấp mũ có đá Sapphire, chính là loại mũ được mang đến chương trình.
Về sau, khi ngân khố nhà Thanh kiệt quệ, những trang sức đá quý trên mũ dần bị thay thế bằng những món đồ rẻ tiền, phổ biến hơn như viên thủy tinh hay thậm chí là loại bỏ hoàn toàn.
Chàng thanh niên cũng giới thiệu thêm một bức ảnh chụp ông sơ mà gia đình thường dùng để thờ cúng. Từ bộ lễ phục người đàn ông mặc trong bức ảnh, các chuyên gia càng có cơ sở khẳng định tổ tiên của chàng trai chính là một vị quan cao cấp trong triều đình.
Các chuyên gia đoán rằng chiếc mũ quan này chắc hẳn phải có một chiếc hộp tương xứng, nhưng anh chàng thú nhận chiếc hộp đã thất lạc từ lâu, ở nhà chỉ còn lại một cái kệ mũ làm bằng đồng trắng.
Khi nói về giá trị của món cổ vật, các chuyên gia cho biết, chiếc mũ quan tam phẩm này có giá khoảng 40.000 NDT (khoảng 140 triệu VND). Tuy không phải món bảo vật quá có giá nhưng các chuyên gia khuyên chàng trai nên giữ gìn chiếc mũ cẩn thận.
Chàng trai khẳng định mình không bao giờ có ý định bán chiếc mũ đi vì đây là món đồ gia truyền của tổ tiên, phải để lại còn cúng bái hàng năm, nếu bán đi anh nhất định sẽ trở thành người cháu bất hiếu!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách