Chỉ bằng 1 suy nghĩ, người phụ nữ mảnh mai này đã lấy được chồng là hoàng đế, giữ ngôi báu cho con, lại khiến người đời kinh sợ
Trong 'Tây Du Ký', Trấn Nguyên Tử thực ra có thể tự cứu chữa cây nhân sâm, sao lại nhất quyết bắt Tôn Ngộ Không tìm thuốc giải? / Ngựa Xích Thố - Chiến mã huyền thoại trong Tam Quốc Diễn Nghĩa liệu có tồn tại trên đời?
Xuyên suốt lịch sử Trung Hoa, hầu hết các nhân vật huyền thoại đều là những người đàn ông nhiệt huyết, rất ít khi xuất hiện các bóng hồng trong trang sử. Nhưng vẫn có một người phụ nữ ghi danh sử sách nhờ tài năng và sự độc lập tuyệt đỉnh của mình. Trong thời đại mà đàn ông nắm quyền lực cao thượng chí tôn, người phụ nữ mảnh mai đó không chỉ đánh bại đối thủ, đưa con trai mình lên ngôi hoàng đế thành công, ngay cả bản thân bà cũng nắm giữ quyền lực trong tay suốt 16 năm ròng.
Đó chính là Lữ Hậu - Lữ Trĩ, vợ của Lưu Bang, hoàng đế khai quốc của nhà Hán.
Nhắc đến Lữ Hậu, người ta thường nghĩ đến các sự việc như sát hại Hàn Tín (danh tướng nhà Hán) và mẹ con Thích phu nhân (phi tần được Hán Cao Tổ Lưu Bang sủng ái), theo đó ấn tượng về bà đi kèm với những cụm từ như “độc ác”, “bạo lực”, “vô nhân đạo”. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được tài năng của bà khi giữ lại được ngôi vương cho con trai, còn tự cầm quyền suốt mười mấy năm trời. Vậy rốt cuộc Lữ Hậu có điểm gì đáng để chị em phụ nữ học hỏi?
Chân dung Lữ Hậu (nguồn Baike) |
Lữ Hậu tên là Lữ Trĩ, có xuất thân khá tốt, cha bà là Lữ Công, một nhân vật khá có tiếng tăm ở địa phương thời bấy giờ. Vào cuối thời nhà Tần, giao tranh diễn ra liên miên, vậy nên để tránh rắc rối, Lữ Công đã đưa cả nhà đến huyện Bái ở tỉnh Giang Tô. Lữ Công và huyện lệnh huyện Bái có mối quan hệ khá thân thiết, nên để chào đón gia đình Lữ Công, huyện lệnh cùng một số huynh đệ khác cùng đến nhà Lữ Công để chúc mừng.
Đang lúc tất cả mọi người chúc tụng vui vẻ thì bỗng xuất hiện một vị khách không mời mà đến, đó chính là Lưu Bang. Khi ấy, Lưu Bang địa vị khiêm tốn, chỉ giữ chức đình trưởng nho nhỏ, lại có nhiều tật xấu như khoe khoang, cờ bạc, rượu chè… nên đã lớn tuổi mà chưa có thành tựu gì. Khách khứa thấy người đến là Lưu Bang, liền khuyên Lữ Công mau đuổi hắn ra ngoài, kẻo làm mọi người mất hứng. Lữ Công cũng định làm vậy, nhưng khi nhìn thấy Lưu Bang thì đã sốc trước vẻ ngoài của hắn: Sống mũi cao, vầng trán cao, cả tóc mai và bộ râu cũng rất đẹp. Lữ Công cho gọi con gái đến nói chuyện. Lữ Trĩ nhìn thấy "ông chú" này tướng mạo bất phàm nên biết người này sẽ làm nên sự nghiệp, cho nên khi thấy cha có ý định gả mình cho "ông chú" thì im lặng không nói gì. Chỉ có bà mẹ phản đối nhưng bất thành. Lưu Bang vốn chỉ định đến ăn chực một bữa, ai ngờ lại còn có được cả vợ trẻ kém mình những 15 tuổi nên gật đầu đồng ý.
02.
Sau khi kết hôn, Lữ Trĩ trở thành một người vợ, người mẹ tốt. Gia cảnh nghèo khó, Lưu Bang vẫn chứng nào tật nấy, quanh năm chơi bời không ở nhà, mặc cho Lữ Trĩ một mình gánh vác gia đình. Phụ nữ bình thường có chồng như vậy sẽ suốt ngày than vãn khóc lóc, nhưng Lữ Trĩ thì ngược lại, bà không hề phàn nàn gì mà còn dọn dẹp, giữ gìn nhà cửa ngăn nắp. Từ đó có thể thấyLữ Trĩ rất độc lập và thông minh. Dù không có Lưu Bang, bà vẫn có thể đứng vững một mình và còn sống rất tốt.
Bà hiểu rõ làm một người vợ oán trách chồng con không những không giải quyết được vấn đề mà còn ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng, vậy thì thay vì dùng thời gian để khóc lóc, bà dùng chính đôi tay và khối óc của mình để quản lý gia đình đâu ra đấy. Bà cần cù cả việc nhà và việc đồng áng, lúc nào cũng sống tiết kiệm.
Ảnh minh họa |
Trái lại, Lưu Bang không những không giúp được gì cho vợ con mà còn thường xuyên gây rắc rối. Có lần áp giải một tù nhân nhưng Lưu Bang say rượu nên để cho tù nhân trốn thoát, Lưu Bang cũng bị giam cả tháng trời. Nhưng thay vì trách móc chồng, Lữ Trĩ thường đến nhà giam mang cho Lưu Bang quần áo để thay và đồ ăn bổ dưỡng.
Phải nói Lưu Bang thật may mắn khi có được người vợ như thế.
Tất nhiên Lưu Bang cũng có công, nếu không thì khó mà ngồi lên ngai hoàng đế. Điều đặc biệt ở Lưu Bang là tham vọng lớn lao của ông. Có lần ông đến Hàm Dương, nhìn thấy bộ dáng hống hách của Tần Thủy Hoàng, ông liền nói: “Là đàn ông thì phải như thế này!”.
Ngoài ra, Lưu Bang tuy thuộc tầng lớp thấp trong xã hội nhưng lại có tư tưởng rộng lượng, hào phóng và có nhiều bạn bè. Người như vậy mới có thể gây dựng cơ đồ trong thời buổi khó khăn loạn lạc.
Vào cuối thời nhà Tần, các phe phái giương cờ nổi dậy, Lưu Bang cảm thấy cơ hội đã đến nên giết chết huyện lệnh ở huyện Bái và lãnh đạo nhân dân nổi dậy. Lữ Trĩ một lần nữa đã dùng đôi vai yếu ớt của mình để gánh trên vai gánh nặng nuôi sống gia đình, ủng hộ chồng làm nghiệp lớn.
Sau đó, mâu thuẫn giữa Sở và Hàn lên đến đỉnh điểm, Hạng Vũ bắt cha mẹ của Lưu Bang và Lữ Trĩ, đưa họ vào quân đội làm con tin. Thậm chí, Hạng Vũ còn đe doạ sẽ giết con trai của Lưu Bang, nhưng Lưu Bang vẫn làm ngơ, vờ như không quan tâm. Kể cả khi thấy chồng không màng đến sống chết của gia đình, thế nhưngLữ Trĩ vẫn một mực tin tưởng chồng, tin rằng tài năng của ông sẽ đưa bà lên đỉnh cao vinh quang.
Và đúng như vậy, Lữ Trĩ đã không nhìn nhầm người. Bà gần như đã hi sinh cả tuổi xuân, thậm chí là tính mạng vì chồng, vì gia đình của mình. Nhưng đó là khi nó xứng đáng để bà hi sinh.
Ảnh minh họa |
Sau khi Lưu Bang lên ngôi, Lữ Trĩ cũng thuận lợi ngồi vào ghế hoàng hậu. Những tưởng giờ đây hai vợ chồng có thể kề vai sát cánh, cùng nhau hưởng phúc, nhưng không, Lưu Bang lại quay sang sủng ái Thích phu nhân trẻ tuổi xinh đẹp. Số lần hai vợ chồng gặp nhau càng ngày càng ít, những năm tháng giành giật ngôi vương đã khiến tình cảm vợ chồng phai nhạt đi quá nhiều.Nhưng như đã nói, Lữ Trĩ là một người thông minh. Bà hiểu rõ, chỉ dựa vào sắc đẹp là không đủ, nếu như tình cảm đã không còn nữa, khóc lóc hay đánh ghen chẳng có lợi ích gì, vậy nên bà bắt đầu can thiệp vào công việc triều chính, một lần nữa giúp Lưu Bang quản lý đất nước, như bà đã từng thay ông quản lý gia đình thuở hàn vi.
Trong 8 năm Lưu Bang trị vì, Lữ Hậu đã hỗ trợ Lưu Bang trấn áp các cuộc nổi dậy, chống lại các thế lực ly khai, tiêu diệt những kẻ bất đồng với chính kiến của nhà Hán.
Dù là phụ nữ nhưng tài năng không kém gì đàn ông, dần dần Lữ Hậu đã lột xác từ một tiểu thư chân yếu tay mềm bình thường trở thành một hoàng hậu quyền lực và đáng ngưỡng mộ.
Sau khi đất nước ổn định, cuộc đấu tranh trong hậu cung ngày càng lộ rõ, Tề phu nhân kiêu ngạo và được sủng ái bắt đầu dùng chiêu rỉ tai bên gối với Lưu Bang, bà “khóc lóc ngày đêm, muốn phong con mình làm thái tử”.
Lưu Bang cũng rất yêu quý con trai của Thích phu nhân là Lưu Như Ý, cộng thêm việc Thích phu nhân ngày ngày thổi gió bên tai, ông nảy ra ý định muốn phế truất thái tử Lưu Doanh, con của Lữ Hậu.
Lúc này, Lữ Hậu một lần nữa bộc lộ tài năng xuất chúng của mình. Để củng cố địa vị thái tử của con trai, bà đã dùng uy tín và mối quan hệ của mình để thu phục nhiều quan chức quan trọng trong triều đình.Lữ Hậu vốn là người phóng khoáng rộng lượng, khi Lưu Bang chưa lên ngôi, bà đã đối xử rất tốt với các huynh đệ của chồng. Ai ai cũng kính trọng người chị dâu này, thế nên khi thấy bà đang gặp nguy hiểm, mọi người sao có thể ngồi yên.
Về sau, Lữ Hậu còn nhờ Trương Lương giúp Lưu Doanh mời được 4 hiền sĩ Thương Sơn tứ hạo mà trước đó Lưu Bang mãi không thể mời nổi. Lưu Bang thấy 4 vị hiền sĩ về phe thái tử Lưu Doanh liền hiểu ra thái tử vây cánh cứng cáp, không thể lật đổ nổi. Lưu Doanh thành công giữ vững ngôi vị thái tử, sau khi Lưu Bang qua đời, Lưu Doanh lên ngôi, Lữ Hậu cũng trở thành Thái hậu tôn quý. Nhưng Lữ Hậu không ngồi yên, bà quyết tâm tiêu diệt Thích phu nhân và Lưu Như Ý, hòng giữ vững ngôi vương cho con trai mình.Có thể hành động của Lữ Hậu quá tàn bạo, nhưng ở chốn hoàng cung, người không chết thì ta phải chết, nếu kẻ thắng là Thích phu nhân, thì người bị tiêu diệt chính là Lữ Hậu.
Sau này, bà tiếp tục phát huy tài năng của mình, hết lòng cai trị đất nước, giúp dân chúng có cuộc sống ấm no đủ đầy. Bằng trí tuệ và lòng dũng cảm phi thường, bà nắm quyền trong triều, hợp nhất quyền lực vào một thể, trở thành nhân vật trung tâm của nhà Hán.
Đẹp với phụ nữ chỉ là một loại trang sức, trí thông minh mới là điều quan trọng nhất.
Trong suốt cuộc đời của Lữ Hậu, bà chưa từng được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn dù chỉ ngắn ngủi. Gả cho Lưu Bang vào năm tháng đẹp nhất nhưng chịu cảnh cô đơn, một mình gánh cả gia đình, bao vất vả tủi nhục phải chịu đựng chưa chắc người ngoài đã hiểu hết được.
Lưu Bang chinh phục thiên hạ, bà trở thành con tin, nhưng cố gắng sống sót đến ngày bước lên đỉnh cao thì bị chồng ruồng bỏ chỉ vì tuổi tác và nhan sắc tàn phai. Đau đớn biết bao, cay đắng biết bao. Để lên được vị trí tối cao không hề dễ dàng, mỗi bước đi của bà đều tràn ngập toan tính, máu và nước mắt.
Nếu không có trí thông minh, Lữ Hậu có lẽ chỉ là một người vợ đầu nhạt nhòa nào đó trong cuộc đời của Lưu Bang, chỉ chiếm vài dòng trong sử sách. Nhưng với cuộc đời huyền thoại của mình, Lữ Hậu đã chỉ cho phụ nữ chúng ta một bài học sâu sắc:Bản thân mình mới là quan trọng nhất, phải luôn tự lập trong cả đời sống lẫn tinh thần. Chỉ khi dựa vào chính bản thân mình, bạn mới tìm được lối đi kể cả trong vũng bùn tanh hôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ