Khám phá

Ngựa Xích Thố - Chiến mã huyền thoại trong Tam Quốc Diễn Nghĩa liệu có tồn tại trên đời?

DNVN - Độc giả Tam Quốc Diễn Nghĩa chắc chắn đều biết đến ngựa Xích Thố nổi tiếng. Nó được miêu tả dài một trượng, cao tám thước, lông đỏ như lửa, không một sợi lông tạp, có thể đi ngàn dặm mỗi ngày, vượt núi băng đèo dễ dàng. Nhưng, nhiều người vẫn nghi ngờ sự tồn tại của ngựa Xích Thố trong thực tế.

Các tướng lĩnh thời Tam Quốc đều thích để râu không chỉ để đẹp còn có một lý do quan trọng hơn / 3 mãnh tướng thời Tam Quốc tiền đồ rộng mở nhờ đổi chủ: 1 người là đệ tử 'ruột' của Gia Cát Lượng

Độc giả Tam Quốc Diễn Nghĩa chắc chắn đều biết đến ngựa Xích Thố nổi tiếng. Chú ngựa này được miêu tả dài một trượng, cao tám thước, lông đỏ như lửa, không một sợi lông tạp, có thể đi ngàn dặm mỗi ngày, vượt núi băng đèo dễ dàng. Nhưng, nhiều người vẫn nghi ngờ sự tồn tại của ngựa Xích Thố chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng trong văn học, không tồn tại trong thực tế.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tên gọi ngựa Xích Thố
Theo Best China News, chữ "Thố" trong tiếng Hán có nghĩa là thỏ, còn "Xích" chỉ màu đỏ. Cái tên này khá kỳ lạ đối với một con ngựa quý như Xích Thố.
Người ta cho rằng cái tên "Xích Thố" được nhà văn La Quán Trung sử dụng là dựa trên nguyên mẫu của con ngựa quý này trong lịch sử. Cụ thể, theo trong các cuốn như "Tam Quốc Chí", "Ngụy Thư" và "Lã Bố truyện", ghi chép lại rằng vào thời kỳ này: "Có một con ngựa quý với toàn thân màu đỏ".

"Chiến thần" Lã Bố và ngựa Xích Thố trên chiến trường thời Tam Quốc. Ảnh: Internet.

La Quán Trung có thể đã khái quát hình tượng ngựa Xích Thố để phù hợp với các nhân vật như Lã Bố và Quan Vũ, nhằm biểu tượng cho sự mạnh mẽ và không thể đánh bại của họ trên chiến trường.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, ngựa Xích Thố đã cùng Lã Bố chinh chiến khắp nơi. Trên chiến trường, Lã Bố cưỡi ngựa Xích Thố, như mãnh hổ không thể đánh bại. Sau khi Lã Bố bị Tào Tháo giết, ngựa Xích Thố thuộc về Tào Tháo.
Vì số phận đưa đẩy, Quan Vũ hay còn gọi là Quan Vân Trường, một người có công lớn lập nên nhà Thục Hán, đã tạm thời đầu quân cho Tào Tháo để bảo vệ hai vị phu nhân của Lưu Bị. Tào Tháo quý trọng Quan Vũ và tặng ngựa Xích Thố cho ông. Tuy nhiên, Quan Vũ chỉ nhận ngựa để có thể tìm Lưu Bị nhanh hơn.
Như vậy, trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, ngựa Xích Thố đã qua tay các chủ nhân: Đổng Trác, Lã Bố, Tào Tháo và Quan Vũ. Sau khi Quan Vũ bị bắt và giết, ngựa Xích Thố về tay một tiểu tướng của Tôn Ngô là Mã Trung. Tuy nhiên, ngựa Xích Thố đã tuyệt thực mà chết vì thương nhớ chủ cũ.
Ngựa Xích Thố ngày nay
Ngày nay, liệu ngựa Xích Thố có tồn tại thực sự hay không và trông như thế nào vẫn là câu hỏi chưa có lời giải. Những người yêu truyện Tam Quốc cho rằng ngựa hồng với lông nâu hồng là giống gần nhất với Xích Thố. Có người cho rằng loài ngựa Akhal-teke từ Trung Á là họ hàng gần nhất với Xích Thố về sự dẻo dai và tốc độ.
Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Quan Vân Trường cũng là chủ nhân của ngựa Xích Thố. Ảnh minh họa.

Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Quan Vân Trường cũng là chủ nhân của ngựa Xích Thố. Ảnh minh họa.

Một số thông tin cho rằng ngựa Xích Thố chính là ngựa trên thảo nguyên Mông Cổ ngày nay. Chính sự dũng mãnh và lịch sử chiến đấu trên lưng ngựa của người Mông Cổ khiến loài tuấn mã trong Tam Quốc được cho là có xuất xứ từ đây. Ngày nay, những con ngựa này được người dân du mục sử dụng trong các công việc như đưa thư, trông coi gia súc trên thảo nguyên.
Có thể nói, trong các loài ngựa quý hiếm, Xích Thố là nổi tiếng nhất và có nhiều truyền thuyết ngưỡng mộ nhất. Dù chưa được xác thực tồn tại dưới hình dạng nào trong cuộc sống hiện đại, nhưng sức mạnh phi thường của Xích Thố được miêu tả trong Tam Quốc Diễn Nghĩa vẫn khiến nhiều người ngưỡng mộ.
1
Doanh Doanh (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm