Chiếc bình gốm Chăm cực hiếm có minh văn
CLIP: Tại sao chó già nhanh hơn chúng ta? / Hoàng tử ngày xưa học hành như thế nào?
Trong chuyến về Nhơn Hậu (thị xã An Nhơn, Bình Định) khảo sát, ghé vào nhà một người chuyên đi săn lùng đồ cổ, trong đống đồ gốm đủ các loại hình từ gốm trang trí đất nung, bình vò, mảnh vỡ gốm đủ loại, tôi vô tình thấy chiếc bình gốm Chăm nhỏ. Chiếc bình được chế tác trên bàn xoay, dáng cân đối. Trang trí quanh vai bình là những đường khắc chìm khá đẹp, nhìn qua tưởng hoa văn trang trí. Nhưng nhìn kỹ, hóa ra lại là minh văn cổ.
Về minh văn, nét chữ khắc trên bình gốm thuộc dạng chữ nét tròn, chứ không phải nét chữ vuông. Về niên đại, theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, đây là loại minh văn có sau minh văn nét vuông, niên đại khoảng từ thế kỷ 10-12. Đây cũng là niên đại của chiếc bình này.
Minh văn khắc trên chiếc bình gốm là cơ sở để góp phần khẳng định, người Chăm có một nền công nghệ sản xuất gốm. Lâu nay, trong giới nghhiên cứu văn hóa Chăm, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về chủ nhân các di tích gốm Champa ở Bình Định, như tôi đã viết trong một bài viết từng đăng trên báo Bình Định “Về chủ nhân của gốm Chăm Bình Định”. Một cho rằng chủ nhân các lò gốm Bình Định là người Chăm. Hai, chủ nhân của các lò gốm này trước năm 1471 là người Chăm, còn sau năm 1471 cho đến thế kỷ XVII là người Việt tiếp thu. Ba, chủ nhân của các lò gốm không phải là người Chăm. Với minh văn tìm thấy trên chiếc bình Chăm đất nung này, không nghi ngờ gì nữa, các trung tâm lò nung như Cây Me, Gò Sành, Gò Hời, Trường Cửu, Gò Ké, Gò Giang tìm thấy trên vùng đất An Nhơn và Tây Sơn chủ nhân của nó là người Chăm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
CLIP: Cuộc đụng độ kịch tính giữa sói đồng cỏ và báo sư tử, màn quyết chiến căng thẳng đến phút cuối
Tại sao ngựa ngủ đứng cả ngày lẫn đêm thay vì nằm? Đọc xong tôi có thêm kiến thức