Chiếc máy bay gỗ chỉ cất cánh một lần rồi 'đắp chiếu'
8 vũ khí “huyết tử” của Ninja khiến vạn người khiếp sợ / Khai quật nhiều hiện vật lịch sử tại Peru
Một buổi chiều tháng 11 ở California năm 1946, chiếc HK-4 Hercules, còn được gọi là Spruce Goose, cuối cùng cũng cất cánh. Dự kiến, sự kiện chỉ là một cuộc kiểm tra đơn giản và máy bay chỉ trượt trên nước ở vịnh Long Beach nhằm trình diễn tốc độ. Tuy nhiên, sau nhiều năm trời chịu đựng sự mỉa mai của dư luận về dự án đóng chiếc máy bay khổng lồ bằng gỗ, Howard Hughes quyết định nhân cơ hội này để trả đũa dư luận.
Khi chiếc HK-4 Hercules lướt trên mặt nước, ông Hughes quay sang kỹ sư thủy lực David Grant và đột ngột yêu cầu ông hạ thấp cánh xuống 15 độ - tức vị trí cất cánh. Không lâu sau đó, chiếc máy bay dài 67m, nặng 113.000kg với sải cánh 98m đã rời mặt nước. Chiếc máy bay bay cách mặt nước chừng 21 mét được một quãng đường dài hơn 1km trong chưa đầy một phút, nhưng nó đã làm được một điều không tưởng là bay.
Ông Hughes không muốn cho máy bay bay xa hơn vì sợ hết nhiên liệu giữa đại dương và không thể vòng lại để hạ cánh.
Máy bay ra đời thế nào?
Kế hoạch ban đầu cho máy bay này là hoành tráng hơn nhiều, chứ không chỉ là một chuyến bay ra mắt ngắn ngủi. Năm 1942, Mỹ và đa số các nước đang tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai. Các nước gặp khó khăn trong vận chuyển đồ tiếp tế, vũ khí và binh sĩ. Lúc đó, các nỗ lực trên mặt trận này diễn ra không suôn sẻ. Tàu ngầm của Đức tuần tra khắp Đại Tây Dương và đánh chìm bất kỳ thứ gì bị cho là đang giúp đỡ quân Đồng minh trong cuộc chiến.
Theo một ước tính, chỉ từ tháng 2/1942 tới tháng 8/1942, các tàu ngầm của Đức đã đánh chìm 233 tàu và khiến hơn 5.000 người Mỹ thiệt mạng. Rõ ràng là cần một cách tốt hơn để vận chuyển mọi thứ qua đại dương một cách an toàn.
Henry J. Kaiser là người đầu tiên đề xuất ý tưởng về một chiếc tàu máy bay. Là người điều hành một trong những công ty xây dựng quan trọng nhất trong lịch sử Mỹ hiện đại, Kaiser xây phần lớn cơ sở hạ tầng ở phía tây Mỹ thời bấy giờ. Ông cũng thiết lập một hệ thống dùng cho ngành đóng tàu chất lượng cao nổi tiếng thế giới thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Kaiser cho rằng giải pháp cho vấn đề chính là sản xuất một tàu máy bay khổng lồ mang theo hàng hóa và binh sĩ bay trên các tàu ngầm Đức. Tuy nhiên, ông là nhà đóng tàu chứ không phải là chuyên gia máy bay.
Trong khi đó, năm 1942, Hughes đã là một nhân vật nổi tiếng ở Mỹ. Ông là người vô cùng giàu có, là một nhà sản xuất phim Hollywood nổi tiếng. Năm 1934, ông đã thành lập Công ty Máy bay Hughes. Một năm sau, ông hỗ trợ thiết kế và xây dựng chiếc máy bay đua H-1 Racer. Tháng 9/1953, ông đã phá kỷ lục tốc độ hạ cánh thế giới.
Ông phá một kỷ lục hạ cánh nữa khi bay từ Los Angeles tới New York trong 7 tiếng 28 phút 25 giây. Năm 1938, ông phá kỷ lục bay vòng quanh trái đất nhanh nhất, chỉ cần 3 ngày, 19 giờ, 14 phút, 10 giây, tức nhanh hơn kỷ lục trước lập vào năm 1933 là 4 ngày.
Hughes được coi là một trong những nhà hàng không sáng tạo nhất thế giới. Danh tiếng này khiến Kaiser cho rằng Hughes có thể giúp quân Đồng minh thắng cuộc chiến. Cùng với nhau, họ đã thuyết phục Ban Sản xuất Chiến tranh của Mỹ cấp tiền xây dựng 500 tàu máy bay, một dự án được báo chí cho là chương trình hàng không tham vọng nhất lịch sử thế giới.
Trong nhiều tháng trời, Kaiser và Hughes đã cùng nhau thực hiện kế hoạch. Cuối tháng 8, họ đã trình chính phủ bản thiết kế chiếc thủy phi cơ 8 động cơ, sải cánh dài hơn sân bóng đá, thân cao hơn tòa nhà 5 tầng.
Đây sẽ là chiếc máy bay lớn nhất từng được xây dựng thời bấy giới. Nó sẽ vận chuyển được 750 binh sĩ hoặc 2 xe tăng M2 Sherman. Tổng trọng lượng khoảng 200 tấn, gần nặng gấp ba bất kỳ máy bay nào từng được sản xuất. Do hạn chế về nguồn kim loại thời chiến, dự kiến một nửa máy bay sẽ được làm hoàn toàn bằng gỗ. Hughes và Kaiser gọi chiếc máy bay này là HK-1, đặc theo chữ cái đầu tiên của hai ông. Mặc dù lúc đầu còn chần chừ nhưng chính phủ liên bang Mỹ vẫn chi cho hai ông 18 triệu USD, tức 250 triệu USD thời nay để xây dựng mẫu đầu tiên.
Gian nan kế hoạch làm máy bay
Mọi sự diễn ra không thuận lợi ngay từ đầu. Công ty Máy bay Hughes không phải là một công ty lớn năm 1942 và chật vật với nhân sự, chi phí. Bản thân ông cũng không thể tập trung vì nhận quá nhiều dự án. Bốn tháng sau, những gì họ làm được chỉ là một nhà chứa máy bay dài hơn 200 mét bằng gỗ.
Giữa năm 1943 người ta mới bắt đầu xây dựng chiếc máy bay nhưng công việc diễn ra cực kỳ chậm chạp. Làm việc với đồ gỗ là một vấn đề lớn, nhiều thách thức hơn người ta tưởng. Mỗi miếng gỗ phải mang đi cân và phân tích để đảm bảo chất lượng rồi mới mang ra sử dụng. Đa số là gỗ cây bạch dương vì gỗ này không bị khô mục. Mỗi miếng phải được tráng một lớp keo chống nước.
Cuối năm 1943, tức là hạn hoàn thành máy bay, nhưng mọi việc vẫn rất ngổn ngang. Họ đã chi gần một nửa tiền và có tin đồn là phải đến năm 1945 mới xong chiếc máy bay.
Lúc đó, ông Kaiser định rút khỏi dự án, vài lần định kết thúc mọi thứ để cắt lỗ. Hợp đồng ban đầu là làm 500 cái máy bay giờ giảm xuống 3 cái và cuối cùng là chỉ 1 cái.
Năm 1944, dự án đã tiêu 12 trong 18 triệu USD nhưng chiếc máy bay mới hoàn thành chưa được một nửa. Sau đó, chiến tranh kết thúc, đồng nghĩa với hy vọng máy bay có thể giúp cho cuộc chiến đã tắt ngóm.
Hợp đồng với chính phủ liên bang nhanh chóng bị hủy, nhưng Hughes quyết tâm hoàn thành chiếc máy bay. Cuối cùng, chiếc máy bay cũng được hoàn thành tháng 6/1946. Ngoài phần ngân sách của chính phủ, theo hãng Boeing, ông Hughes còn phải bỏ 18 triệu USD tiền túi. Nhưng cần phải lưu ý rằng, trừ chi phí nghiên cứu và xây dựng ban đầu, nếu làm chiếc thứ hai có lẽ chỉ tốn 2,5 triệu USD (28 triệu USD thời nay).
Mất hơn một năm sau, Hughes mới cho chiếc HK1-Hercules bay được. Tại thời điểm đó, do máy bay có kích thước khổng lồ, nặng tới không thể tin nổi và lại làm bằng gỗ, cộng với liên tục bị chậm tiến độ, báo chí đã mỉa mai chiếc máy bay, gọi nó là Spruce Goose – ngỗng bảnh bao, một biệt danh mà Hughes rất ghét.
Tuy nhiên, vào ngày tháng 11 đó, chiếc Hercules cuối cùng cũng làm được điều là cất cánh, chứng tỏ rằng những người chỉ trích ông Hughes là sai.
Sau đó, một cuộc tranh cãi về việc ai thực sự có quyền sở hữu máy bay nổ ra. Cuối cùng, chính phủ Mỹ chấp nhận từ bỏ quyền sở hữu máy bay. Đổi lại, Bảo tàng Không gian và Hãng không Quốc gia thuộc Viện Smithsonian được sở hữu chiếc H-1 Racer của Hughes và một phần cánh Spruce Goose cùng với số tiền 700.000 USD.
Nhiều năm sau, Hughes chỉ để máy bay trong nhà chứa nhưng luôn có đầy đủ đội ngũ bảo dưỡng, có lúc lên tới hàng trăm người, thường trực để đảm bảo lúc nào máy bay cũng sẵn sàng cất cánh. Ông tốn hàng triệu USD trong những năm đó.
Hughes qua đời năm 1976. Chiếc Spruce Goose ngay lập tức bị đe dọa tháo dỡ do chi phí bảo dưỡng lớn. Tuy nhiên, Câu lạc bộ Hàng không Nam California đã mua chiếc máy bay năm 1980 và đặt trong nhà chứa cạnh chiếc Queen Mary ở Long Beach, ngay gần nơi chiếc máy bay thực hiện chuyến bay đầu tiên và cũng là cuối cùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé