Khám phá

Sếu đầu đỏ hạ gục kẻ thù trong 'một nốt nhạc'

Một cuộc chiến hiếm thấy giữa đại bàng và đối thủ là sếu đầu đỏ Nhật Bản - loài hạc hiếm thứ hai thế giới và có nguy cơ tuyệt chủng.

Báo non ranh mãnh khiến cá sấu nhận cái kết đau đớn / 'Kinh hãi' trước 9 chuyện tình kỳ dị

Đại bàng vốn được xem là "chúa tể bầu trời" và loài chim đứng đầu trong các loài chim, thế nhưng trong một chuyến đi săn, nó đã có một thất bại ê chề và phải mau chóng cất cánh bỏ chạy khỏi chính con mồi của mình.

Điều khó tin là kẻ có thể đánh bại đại bàng chỉ là một con sếu Nhật Bản hay còn gọi là sếu đỉnh đầu đỏ (tên khoa học Grus japonensis). Những hình ảnh hiếm thấy dưới đây đã được đăng tải trên trang của Hội quan sát chim Hồng Kông (HKBWS).

Cuộc chiến diễn ra tại thành phố Kushiro thuộc tỉnh Hokkaidō, Nhật Bản:


Đại bàng định tấn công hạc. Ảnh: HKBWS

Khó tin: Đại bàng định bắt nạt sếu đầu đỏ thì bị con mồi đánh bại và phải tháo chạy - Ảnh 2.

Thế nhưng nó đã bị chính con mồi phản đòn. Ảnh: HKBWS

Khó tin: Đại bàng định bắt nạt sếu đầu đỏ thì bị con mồi đánh bại và phải tháo chạy - Ảnh 3.

Đại bàng ở thế hạ phong. Ảnh: HKBWS

Khó tin: Đại bàng định bắt nạt sếu đầu đỏ thì bị con mồi đánh bại và phải tháo chạy - Ảnh 4.

Sếu đầu đỏ tấn công đại bàng. Ảnh: HKBWS

Khó tin: Đại bàng định bắt nạt sếu đầu đỏ thì bị con mồi đánh bại và phải tháo chạy - Ảnh 5.

Đại bàng hốt hoảng bỏ chạy. Ảnh: HKBWS

 

Khó tin: Đại bàng định bắt nạt sếu đầu đỏ thì bị con mồi đánh bại và phải tháo chạy - Ảnh 6.

Nó lấy đà để bay đi. Ảnh: HKBWS

Khó tin: Đại bàng định bắt nạt sếu đầu đỏ thì bị con mồi đánh bại và phải tháo chạy - Ảnh 7.

Thắng thua đã rõ! Ảnh: HKBWS

Phải nói qua về kẻ có thể đánh cho đại bàng tan tác như vậy, đó là sếu Nhật Bản, loài chim vốn biểu tượng cho sự may mắn, trường thọ và tính trung thực và thường xuất hiện trong các bức tranh thư pháp nghệ thuật.

Chúng cũng là loài hạc nặng nhất trên thế giới (chiều cao: 140 cm và cân nặng khoảng 7.7–10 kg). Loài hạc này thường di cư tới Xibia và thường là tại phía bắc Mông Cổ vào mùa thu và đông để sinh sản.

Không những thế, sếu Nhật Bản là loài chim hiếm thứ hai thế giới và có nguy cơ tuyệt chủng nhất thế giới. Trong tự nhiên, chúng chỉ đẻ hai quả trứng 1 lứa và thường thì chỉ 1 trong hai là có thể sống sót.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm