Chiêm ngưỡng 5 loài động vật hoang dã sặc sỡ nhất hành tinh
Dòng họ quyền lực nhất Trung Quốc từng sản sinh ra 60 hoàng đế, tiếng thơm còn mãi đến ngày nay / Tại sao thế giới không có giải Nobel Toán học? Nguyên nhân đơn giản nhưng ít ai nghĩ đến
1. Bạch tuộc đốm xanh
Bạch tuộc đốm xanh, tên khoa học là Hapalochlaena, là một loài động vật rất đẹp mắt với những nốt màu xanh đốm trên cơ thể. Chúng thường sống ở những vùng biển nước nông, sâu khoảng 50 cm ở Ấn Độ Dương, Bắc Úc, phía Tây của Thái Bình Dương.
Bạch tuộc đốm xanh được nhận biết nhờ lớp da màu vàng và những đốm màu xanh biển đặc trưng. Khi bị kích động, chúng sẽ thay đổi màu sắc chuyển thành màu vàng tươi với những đốm lóe sáng màu xanh biển rực rỡ trong vòng một phần ba giây như là một cảnh báo xua đuổi kẻ thù. Dù có màu sắc đẹp mắt, nhưng bạch tuộc đốm xanh là loài vật nguy hiểm khi bị khiêu khích hay chạm vào bởi vì nọc độc của chúng có chứa chất độc thần kinh tetrodotoxin, độc hơn 1.200 lần so với xyanua.
2. Nhện "chim công"
Nhện chim công là một trong những sinh vật có màu sắc sặc sỡ nổi tiếng. Nhện chim công danh pháp khoa học là Maratus volans, thuộc họ nhện nhảy Salticidae, chúng sống phổ biến ở Úc và cũng xuất hiện ở một số vùng tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng tên gọi của chúng bắt nguồn từ đặc điểm giương bụng lên và xòe chân ra như đuôi của một con công. Nhện chim công có 8 chân giống các loài nhện thông thường. Chiều dài cơ thể của loài nhện này không quá 5mm.
Nhện chim công được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà khoa học Octavius Pickard-Cambridge vào cuối thế kỷ 19. Cho tới nay, giới nghiên cứu đã tìm thấy đến 20 loài nhện chim công ở Australia. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 8 loài trong số này được chính thức nhận diện.
Điểm đặc biệt của loài nhện chim công là vũ điệu độc đáo trình diễn trong mùa giao phối. Khi một con nhện công đực muốn thu hút sự chú ý của con cái, nó sẽ bắt đầu điệu múa giao phối bằng cách nhấc cao các chân và làm phồng – xẹp bụng một cách nhịp nhàng, tuần tự. Bên cạnh đó, con cái sẽ theo dõi chuyển động cũng như màu sắc và sự rung động của con đực để chắc chắn nó đủ khỏe mạnh để giao phối.
3. Chim bồ câu Nicoba
Bồ câu Nicoba, danh pháp khoa học là Caloenas nicobarica là một loài bồ câu được tìm thấy tại các hòn đảo nhỏ và những vùng bờ biển tại quần đảo Nicobar, miền đông tới quần đảo Mã Lai, và đến Solomon và Palau. Đây là loài bồ câu có chiều dài là 40cm, đầu có màu xám, giống phần lông cổ trên. Đuôi rất ngắn và có màu trắng. Phần còn lại của bộ lông có màu xanh lục ánh kim.
Đặc điểm nhận dạng của loài chim này là phần đầu có một cục u nhỏ màu đen nằm ở trên gốc mỏ gần vùng trán. Con trống thường có cục u lớn hơn con cái. Mống mắt có màu nâu đậm, màng trong mắt có màu đen. Chân to và khỏe có màu xám đậm với những móng vuốt dài màu vàng nhạt. Bồ câu Nicoba thường sống và làm tổ ở các đảo nhỏ yên tĩnh, có nhiều cây cối, không có sự xuất hiện của con người.
4. Tắc kè hoa Panther
Tắc kè hoa Panther là một loài có màu sắc sặc sỡ, tươi sáng và có khả năng thay đổi màu sắc tùy thuộc vào môi trường. Chúng có nguồn gốc từ những khu rừng rậm nhiệt đới Madagascar. Con đực có màu sắc sặc sỡ và nhiều màu hơn con cái. Tắc kè hoa có khả năng tạo ra một loạt các màu đỏ, hồng, vàng, xanh lam, xanh lục và nâu chói lọi.
Tắc kè hoa Panther có thể được tìm thấy trong Châu Phi, Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ. Có khoảng 160 loài tắc kè hoa khác nhau, và chúng có thể sống ở cả rừng mưa và sa mạc… Tắc kè hoa thay đổi màu sắc rất thú vị, đó là các tế bào chứa sắc tố nằm dưới da có thể "mở", "đóng". Ví dụ, khi chúng tức giận, tắc kè hoa mở tế bào chứa sắc tố nâu và chuyển thành màu sẫm. Khi nó thư giãn, tế bào chứa sắc tố vàng hoặc xanh kết hợp chuyển da thành màu xanh lá. Khi bị kích thích, tắc kè hoa tạo ra rất nhiều màu sắc và hoa văn khác nhay. Vào ban đêm, tắc kè hoa biến thành màu trắng.
5. Khỉ mặt chó
Khỉ mặt chó là một loài linh trưởng thuộc họ khỉ cựu thế giới, có liên quan chặt chẽ với khỉ đầu chó. Khỉ mặt chó được tìm thấy ở miền nam Cameroon, Gabon, Guinea Xích Đạo và Congo. Khỉ mặt chó chủ yếu sống trong rừng mưa nhiệt đới và rừng thảo nguyên.
Khỉ mặt chó có khuôn mặt với phần hàm dài, có một đường sọc đỏ ở giữa, hai bên là đường ria màu xanh. Đuôi của chúng có màu xám xanh hoặc màu xám đậm, "vùng kín" thường có màu hồng, xanh, đỏ tươi hoặc tím. Con đực có kích thước lớn gấp đôi con cái. Khỉ mặt chó thường sống thành nhóm lớn lên tới hàng trăm cá thể. Nhóm của khỉ mặt chó thường là tập hợp của những con cái trưởng thành cùng các con non, con đực thường sống đơn độc và gia nhập nhóm mỗi khi tới mùa giao phối. Con non sinh ra với bộ lông đen, da màu hồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo