Khám phá

Chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo đình làng ở Hà Trung xứ Thanh

Được xây dựng vào thế kỷ 17 theo nghệ thuật kiến trúc truyền thồng, đình làng Đình Trung của xã Hà Yên (nay là xã Yên Dương, huyện Hà Trung), là ngôi đình cổ linh thiêng thờ Thành hoàng làng và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời của người dân địa phương.

Đêm tân hôn vợ bị bắt cóc, sinh con không rõ gốc gác, thái độ của Thành Cát Tư Hãn khiến nhiều người bất ngờ / Báo cáo tuyệt mật của Khrushchev bị tình báo Israel đoạt bằng cách khó tin

Đình làng Đình Trung được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 2004, là một trong những di tích khá nguyên vẹn về kiến trúc điêu khắc. Đình được xây dựng trên khoảng đất rộng với cảnh quan thiên nhiên hài hoà, có đồng ruộng, sông núi, làng mạc đông đúc, lại nằm gần hệ thống đường giao thông thuận lợi, nên khu di tích này đã trở thành một điểm văn hoá thu hút sự ngưỡng mộ của nhân dân trong vùng và du khách ở xa.

Đình làng Đình Trung được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 2004, là một trong những di tích khá nguyên vẹn về kiến trúc điêu khắc. Đình được xây dựng trên khoảng đất rộng với cảnh quan thiên nhiên hài hoà, có đồng ruộng, sông núi, làng mạc đông đúc, lại nằm gần hệ thống đường giao thông thuận lợi, nên khu di tích này đã trở thành một điểm văn hoá thu hút sự ngưỡng mộ của nhân dân trong vùng và du khách ở xa.

Có vị trí đẹp, ngay trước đình là một khoảng sân rộng và một giếng nước bán nguyệt khá lớn, nhìn thẳng ra có cánh đồng lúa xanh mát lộng gió và cây xanh bao quanh, tạo nên không gian thoáng đãng vừa yên tĩnh trầm mặc.

Có vị trí đẹp, ngay trước đình là một khoảng sân rộng và một giếng nước bán nguyệt khá lớn, nhìn thẳng ra có cánh đồng lúa xanh mát lộng gió và cây xanh bao quanh, tạo nên không gian thoáng đãng vừa yên tĩnh trầm mặc.

Đến nay, đình làng Đình Trung là một trong những đình làng cổ hiếm hoi được người dân địa phương gìn giữ và bảo tồn hầu như còn nguyên trạng với nghệ thuật chạm khắc tinh xảo, bố cục hài hoà. Đình được cấu tạo theo lối chữ nhất gồm 5 gian với 4 vì kèo được kết cấu theo kiểu “chồng rường kẻ bẩy”. Bộ khung gỗ của đình vững chắc, bề thế với những mảng chạm khắc nghệ thuật các linh vật, hoa lá tỉ mỉ.

Đến nay, đình làng Đình Trung là một trong những đình làng cổ hiếm hoi được người dân địa phương gìn giữ và bảo tồn hầu như còn nguyên trạng với nghệ thuật chạm khắc tinh xảo, bố cục hài hoà. Đình được cấu tạo theo lối chữ nhất gồm 5 gian với 4 vì kèo được kết cấu theo kiểu “chồng rường kẻ bẩy”. Bộ khung gỗ của đình vững chắc, bề thế với những mảng chạm khắc nghệ thuật các linh vật, hoa lá tỉ mỉ.

 

a

Có 12 đầu dư đều được chạm đầu rồng giống nhau. Sườn nhà làm bằng gỗ lim cùng với 24 hòn đá tảng kê chân cột. Kiến trúc cầu kỳ đẹp mắt, những đường nét điêu khắc tỉ mỉ bộ tứ linh và nhiều hình ảnh cây cỏ, hoa lá, ngựa, hươu, gà, phượng... khiến ngôi đình vừa có nét linh thiêng, trang trọng vừa có vẻ đẹp duyên dáng, thể hiện ước vọng của người dân nơi đây về một cuộc sống tươi vui thanh bình, no đủ.

Có 12 đầu dư đều được chạm đầu rồng giống nhau. Sườn nhà làm bằng gỗ lim cùng với 24 hòn đá tảng kê chân cột. Kiến trúc cầu kỳ đẹp mắt, những đường nét điêu khắc tỉ mỉ bộ tứ linh và nhiều hình ảnh cây cỏ, hoa lá, ngựa, hươu, gà, phượng... khiến ngôi đình vừa có nét linh thiêng, trang trọng vừa có vẻ đẹp duyên dáng, thể hiện ước vọng của người dân nơi đây về một cuộc sống tươi vui thanh bình, no đủ.

 

Hằng năm vào ngày 17, 18 tháng giêng, nhân dân trong làng lại tổ chức lễ hội truyền thống để tỏ lòng thành kính với vị Thành hoàng làng Tô Hiến Thành. Đây chính là dịp để bà con địa phương cũng như những người con đi làm ăn xa nô nức hội tụ tham gia tế lễ, rước kiệu để cầu mong cho một cuộc sống yên vui, tốt lành và hòa mình vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc.

Hằng năm vào ngày 17, 18 tháng giêng, nhân dân trong làng lại tổ chức lễ hội truyền thống để tỏ lòng thành kính với vị Thành hoàng làng Tô Hiến Thành. Đây chính là dịp để bà con địa phương cũng như những người con đi làm ăn xa nô nức hội tụ tham gia tế lễ, rước kiệu để cầu mong cho một cuộc sống yên vui, tốt lành và hòa mình vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm