Đêm tân hôn vợ bị bắt cóc, sinh con không rõ gốc gác, thái độ của Thành Cát Tư Hãn khiến nhiều người bất ngờ
Cái chết 'cay đắng' của cha nuôi Tần Thủy Hoàng: Uống thuốc độc tự tử, vì đâu nên nỗi? / Ép con gái lấy kẻ đáng tuổi ông, Tần vương sốc khi thấy con sau đêm động phòng
Thành Cát Tư Hãn (1162 – 1227), vốn tên Thiết Mộc Chân, được biết tới là người sáng lập ra đế quốc Mông Cổ và cũng được đánh giá là nhà quân sự lỗi lạc trong lịch sử thế giới.
Sinh thời, vị khả hãn Mông Cổ này từng có tới 40 thê thiếp. Trong số đó, người ở ngôi Chính cung của ông là Đại Hoàng hậu Bột Nhi Thiếp.
Năm xưa, Bột Nhi Thiếp từng có với Thành Cát Tư Hãn 4 người con trai. Tuy nhiên trên thực tế, tính chính thống của người con trưởng do bà sinh ra vẫn là một bí ẩn gây tranh cãi trong lịch sử.
Nguyên nhân là bởi Bột Nhi Thiếp đã từng bị kẻ thù của Thành Cát Tư Hãn bắt cóc ngay trong đêm tân hôn. Khi được chồng cứu trở về thì bà đã mang thai và sinh hạ con trai đầu lòng không lâu sau đó.
Thế nhưng điểm khiến hậu thế càng băn khoăn hơn lại nằm ở chỗ, Thành Cát Tư Hãn lại đối đãi với vợ cả và người con trai này bằng một thái độ ít ai có thể ngờ tới.
Thâm thù từ đời trước - khởi nguồn cho nỗi đau bị cướp vợ của Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn hay còn gọi là Thiết Mộc Chân, là con trai của thủ lĩnh Dã Tốc Cai thuộc bộ tộc Khất Nhan.
Năm xưa trong một lần ra ngoài săn thú, Dã Tốc Cai đã cướp một mỹ nhân về làm vợ. Đó chính là Hạ Ngạch Luân, mẹ thân sinh của Thành Cát Tư Hãn.
Tuy nhiên điều đáng nói lại nằm ở chỗ, Hạ Ngạch Luân vốn là hôn thê của thủ lĩnh bộ tộc Miệt Nhi Khất.
Cũng kể từ đó, bộ tộc của Thành Cát Tư Hãn và Miệt Nhi Khất đã kết mối thâm thù không đội trời chung.
Trước mối thù bị cướp vợ của thủ lĩnh, người Miệt Nhi Khất luôn nung nấu ý định trả thù người Khất Nhan. Thế nhưng vì thế lực yếu hơn, lại chưa tìm được thời cơ nên họ chỉ có thể âm thầm nhẫn nhịn.
Cho tới khi Dã Tốc Cai bị kẻ thù giết chết, bộ tộc Khất Nhan cũng nhanh chóng tan rã, chỉ còn lại một mình Thành Cát Tư Hãn, kế hoạch trả thù của tộc Miệt Nhi Khất cuối cùng đã có được thời cơ chín muồi.
Kết quả là ngay trong đêm tân hôn của Thành Cát Tư Hãn cùng vị hôn thê từ nhỏ là Bột Nhi Thiếp, người Miệt Nhi Khất đã đột ngột phát động tập kích và cướp đi thê tử của ông.
Năm ấy, Thành Cát Tư Hãn mới 18 tuổi, còn Bột Nhi Thiếp cũng mới 19.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Bột Nhi Thiếp (1161 – 1230), vốn là con của một thủ lĩnh bộ tộc Hoàng Cát Lạt và được chỉ hôn cho Thành Cát Tư Hãn từ khi mới lên 10.
Tương truyền rằng, người vợ này của Thành Cát Tư Hãn là một mỹ nhân vô cùng xinh đẹp. Nàng thường mặc một chiếc váy lụa trắng, trên tóc được trang trí bởi những đồng tiền vàng lấp lánh, cưỡi trên lưng bạch mã, mang vẻ đẹp vừa thanh tao, vừa thoát tục tự như một nữ thần.
Cũng bởi sở hữu dung nhan sắc nước hương trời, sau khi bị người Miệt Nhi Khất bắt đi, Bột Nhi Thiếp bị trao cho em trai của thủ lĩnh bộ lạc này như một chiến lợi phẩm.
Về phần Thành Cát Tư Hãn, sau khi chứng kiến người vợ của mình bị kẻ thù cướp đi, ông đã khóc lóc và đau buồn rất lâu. Sau đó, Thành Cát Tư Hãn đã lập ra lời thề rằng cả đời này vĩnh viễn sẽ không cho phép bản thân làm ra hành động trốn chạy thêm một lần nào nữa.
Tranh minh họa: Nguồn Internet.
Ngay sau đó, Thành Cát Tư Hãn ngày đêm nỗ lực, bắt đầu từ việc đi tập hợp lại các thành viên của bộ tộc cũ, sau đó tìm cách kết đồng minh với nhiều bộ tộc khác, đặc biệt là những thế lực có thù với Miệt Nhi Khất.
Cuối cùng vào năm 1181, ông đã phát động một cuộc đại chiến. Đây cũng là cuộc chiến tranh đầu tiên trong cuộc đời của nhà quân sự này.
Kết quả là Thành Cát Tư Hãn đã giành chiến thắng. Bột Nhi Thiếp cũng được đoàn tụ với chồng mình sau 9 tháng bị kẻ thù cướp đi.
Không ai biết mỹ nhân ấy đã phải trải qua những gì trong những ngày tháng trước đó, chỉ biết khi được Thành Cát Tư Hãn giải cứu, Bột Nhi Thiếp đã mang thai và không lâu sau sinh hạ một người con trai đầu lòng.
Đây cũng chính là con trưởng trên danh nghĩa của Thành Cát Tư Hãn. Bấy giờ, ông đã đặt tên cho người con trai này là "Truật Xích", mang ý nghĩa là "người khách".
Thái độ bất ngờ của Thành Cát Tư Hãn với vợ cả và người con không rõ gốc gác
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Truật Xích là người con lớn nhất trong số 4 người con trai của Thành Cát Tư Hãn với người vợ cả Bột Nhi Thiếp.
Mặc dù từng bị nhiều người nghi ngờ về thân thế, tuy nhiên Thành Cát Tư Hãn vẫn luôn bỏ ngoài tai mọi lời đàm tiếu và đối xử với ông chẳng khác nào con ruột.
Vị Đại hãn Mông Cổ này chẳng những yêu thương Truật Xích mà còn tiếp tục sủng ái Bột Nhi Thiếp, vừa cho nàng vị trí cao nhất trong hậu cung, đồng thời luôn rất mực tôn trọng, kính nể.
Thậm chí có không ít lần ông đã nghe theo lời cố vấn của Bột Nhi Thiếp để đưa ra quyết định trên nhiều phương diện quan trọng.
Từ những điểm này, có thể thấy tình cảm của Thành Cát Tư Hãn đối với mẹ con Bột Nhi Thiếp và Truật Xích không hề bị ảnh hưởng bởi những lời gièm pha của người thời bấy giờ.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Về phần Truật Xích, ông được sử cũ miêu tả là một chiến binh hoàn hảo, có đóng góp không nhỏ trong công cuộc chinh phục Trung Á của cha mình.
Thậm chí tương truyền rằng Thành Cát Tư Hãn yêu quý người con trưởng này tới mức đã từng có ý định truyền ngôi cho ông. Tuy nhiên quyết định ấy lại vấp phải quá nhiều sự phản đối từ các thành viên trong gia tộc cũng như triều thần.
Cũng bởi không thể trở thành người kế vị nên có giai thoại truyền lại rằng, Truật Xích đã từng nuôi âm mưu chống lại Thành Cát Tư Hãn. Thế nhưng trước khi nổ ra sự đối nghịch công khai giữa hai cha con thì Truật Xích đã đột ngột qua đời vào tháng 2 năm 1227.
Mặc dù không có được ngai vàng, thế nhưng Truật Xích năm xưa đã được Thành Cát Tư Hãn giao cho quyền thừa kế một phần của đế quốc và trở thành Đại hãn của Hãn quốc Khâm Sát.
Sau này, Thành Cát Tư Hãn đã truyền lại ngai vị của mình cho Oa Khoát Đài, người con trai thứ ba của ông và Bột Nhi Thiếp, cũng là em trai ruột của Truật Xích năm xưa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời