Chiêm ngưỡng nhan sắc Hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn
Chuyện về vị Hoàng hậu đáng thương: 14 tuổi nhập cung nhưng bị thất sủng, Hoàng đế trong lúc tức giận đã đá chết cả mẹ lẫn đứa con trong bụng / Bóc trần sự thật lịch sử về Hoàng hậu Ki: Thủ đoạn ngoài đời còn cao tay hơn trên phim ảnh
Nam Phương Hoàng hậu, tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan (1914-1963). Bà là vợ vua Bảo Đại, cũng là vị hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Sinh ra tại huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường, nay là thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, bà vốn xuất thân trong một gia đình Công giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ.
Cha mẹ bà sinh được hai con gái, bà là thứ hai. Cuộc sống của hai chị em vô cùng sung sướng. Họ đã sống tuổi thanh xuân êm đềm, đẹp đẽ. Đó có lẽ cũng là giai đoạn hạnh phúc nhất đời của người thiếu nữ sau này sẽ trở thành Hoàng hậu.
Nam Phương Hoàng hậu khi ngoài 20 tuổi.Năm 1926, khi được 12 tuổi, bà được gia đình cho sang Pháp học tại trường nữ sinh danh tiếng Couvent des Oiseaux ở Paris do các nữ tu điều hành. Tháng 9/1932, sau khi học xong, bà Nguyễn Hữu Thị Lan về nước trên cùng một chuyến tàu với vua Bảo Đại nhưng hai người không gặp nhau.
Tới khi đã về Việt Nam được gần một năm, nhân dịp vua Bảo Đại lên Đà Lạt nghỉ mát, trong một buổi dạ tiệc có sự sắp xếp trước, bà đã gặp vua Bảo Đại lần đầu tiên.
Nam Phương Hoàng hậu khi mới vào Hoàng cung và khi đã ngoài 30 tuổi.Hoàng hậu Nam Phương sau này từng nhắc lại một cách chi tiết về buổi gặp gỡ đầu tiên đó:
“Hôm đó, giấy mời gửi tới cậu Lê Phát An tôi, mời cậu và tôi đến dự dạ tiệc ở Hotel Palace. Tôi không muốn đi nhưng cậu An tôi năn nỉ và hứa là chỉ đến tham dự một chút, vái chào nhà vua xong là về nên tôi phải đi một cách miễn cưỡng.
Tôi cũng chỉ trang điểm sơ sài, mặc cái áo dài bằng lụa đen mua bên Pháp. Chúng tôi đến trễ nên buổi tiệc đã bắt đầu từ lâu. Cậu tôi kéo ghế định ngồi ngoài hiên thì ông đốc lý trông thấy, ông ta chạy đến chào chúng tôi rồi nắm tay cậu tôi kéo chúng tôi vô nhà.
Vừa đi ông vừa nói:Ông và cô phải đến bái yết Hoàng thượng mới được. Khi cánh cửa phòng khách vừa mở, tôi thấy vua Bảo Đại ngồi trên chiếc ghế bành chính giữa nhà. Ông đốc lý bước tới bên cạnh vua rồi nghiêng mình kính cẩn nói bằng tiếng Pháp:Tâu Hoàng thượng, đây là ông Lê Phát An và người cháu gái, cô Marie Thérèse.
Nhờ các nữ tu ở trường Couvent des Oiseaux chỉ dạy nên tôi biết phải làm gì để tỏ lòng tôn kính đối với nhà vua, tôi đã không ngần ngại đến trước mặt hoàng thượng và hành lễ. Vua gật đầu chào tôi đúng lúc tiếng nhạc vừa trỗi dậy theo nhịp Tango, ngài ngỏ lời mời và dìu tôi ra sàn nhảy rồi chúng tôi bắt đầu nói chuyện.
Về sau, khi đã trở thành vợ chồng, ngài mới cho tôi biết hôm đó ngài rất chú ý cách phục sức đơn sơ của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi được nhà vua lưu ý một phần do trong suốt buổi dạ tiệc chỉ có tôi là người phụ nữ Việt Nam duy nhất nói tiếng Pháp và hành lễ đúng cung cách với ngài”.
Hai con tem cổ có in hình Nam Phương Hoàng hậu.Về cuộc tình duyên này, vua Bảo Đại về sau có viết trong cuốn “Con rồng Việt Nam” như sau:
“Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm tình. Marie Thérèse (tên thánh của bà Nguyễn Hữu Thị Lan) thường nhắc đến những kỉ niệm ở trường Couvent des Oiseaux một cách thích thú.
Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người con gái miền Nam, thùy mị và quyến rũ, pha một chút Tây phương làm tôi say mê. Do vậy mà tôi đã chọn từ ghép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng”. Nam Phương theo lý giải của vua Bảo Đại có nghĩa là “người con gái miền Nam”.
Khi vua Bảo Đại hỏi cưới, gia đình bà ra điều kiện bà phải được tấn phong Chính cung Hoàng hậu ngay trong ngày cưới, được giữ nguyên đạo Công giáo và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo. Riêng vua Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
Do bà Nguyễn Hữu Thị Lan theo Công giáo nên cuộc hôn nhân của bà và vua Bảo Đại đã gặp phải nhiều lời phản đối. Trước Hoàng tộc, vua Bảo Đại đã phải “nói cứng” rằng: “Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho… triều đình”.
Hôn lễ được tổ chức ngày 20/3/1934 ở Huế. Khi đó, vua Bảo Đại 21 tuổi, còn bà Nguyễn Hữu Thị Lan 20 tuổi. Ngay ngày hôm sau, lễ tấn phong Hoàng hậu được diễn ra. Nhà vua phong cho bà tước vị Nam Phương Hoàng hậu.
Sự kiệnNguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ. Vì 12 đời vua Nguyễn trước, vợ vua chỉ được phong tước vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu.
Bà Nguyễn Hữu Thị Lan thời trẻ vốn là người nổi tiếng xinh đẹp. Trong ảnh, Hoàng hậu ngoài 20, đã có hai con: con trai cả Bảo Long và con gái thứ Phương Mai.
Hoàng hậu Nam Phương cùng vua Bảo Đại có tất cả 5 người con. Khi đó công việc hàng ngày của hoàng hậu Nam Phương là dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Thỉnh thoảng bà cùng các quan ở Bộ Lễ bàn thảo việc tổ chức lễ tiệc trong cung đình, lo việc cúng giỗ các tiên đế và đi vấn an các bề trên. Hoàng hậu Nam Phương còn tham gia các hoạt động xã hội và từ thiện.
Những bức ảnh được chụp khi Nam Phương Hoàng hậu đưa các con đi chơi công viên.Ngay cả khi Nam Phương Hoàng hậu đã ngoài 30 và làm mẹ của 5 người con, bà vẫn giữ được vẻ đẹp mặn mà, đằm thắm.Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, vua Bảo Đại thoái vị. Nam Phương Hoàng hậu rời Việt Nam sang Pháp năm 1947. Những năm cuối đời, bà sống lặng lẽ cùng các con tại Perche, một làng cổ ở Chabrignac, tỉnh Corrèze, vùng Limousin nước Pháp. Bảo Đại có đến thăm bà vài lần.
Dân làng kể rằng cuộc sống của bà tuy không khó khăn nhưng cũng không hạnh phúc. Bao năm chỉ thấy cựu hoàng về thăm bà mấy lần. Thường bà chỉ sống âm thầm trong ngôi nhà vắng vẻ, thỉnh thoảng lắm mới về Paris thăm các con. Có lẽ vui nhất đối với bà là những dịp nghỉ hè khi các con về chơi với mẹ.
Những bức ảnh này được chụp vào năm 1949, khi đó bà 35 tuổi.Một lần, bà thấy đau cổ. Bác sĩ tới thăm bệnh, nói bà bị viêm họng. Không ngờ sau đó, càng lúc bà càng khó thở hơn và trái tim đã ngừng đập ở tuổi 49. Ngoài hai người giúp việc trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên bà trong giờ phút lâm chung. Khi đó, các con bà đang đi học hoặc đi làm ở Paris.
Đám tang của bà được tổ chức một cách sơ sài, lặng lẽ, không tiếng khóc than, không lời điếu văn. Ngày tổ chức tang lễ, ngoài 5 người con bên cạnh quan tài mẹ, không còn một người bà con nào khác.
Bà Nguyễn Hữu Thị Lan bên 5 người con.Bức hình được chụp năm 1950.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Điểm lại những lần ‘thủy quái’ xuất hiện tại Việt Nam khiến dư luận sững sờ: Số 1 là loài gắn với tâm linh
CLIP: Đàn sư tử hợp sức săn voi rừng nhưng cái kết mới khiến người xem 'sốc'
Sự thật gây 'sốc' về chiều cao của Quan Vũ, Lã Bố, Triệu Vân, Mã Siêu: Hóa ra cả thế giới đã bị La Quán Trung lừa bấy lâu nay
Phát hiện ‘quái vật khổng lồ’ dưới đáy hồ, nụ cười quái dị gây ám ảnh, sự thật phía sau mới bất ngờ
CLIP: Đại bàng liều lĩnh xuống sông cướp mồi của cá sấu rồi nhận cái kết khó tin