Chiêm ngưỡng những bức ảnh kỳ thú về vũ trụ bí ẩn
Vũ trụ bao la luôn ẩn chứa nhiều bí mật với những hình ảnh thú vị khiến con người không ngừng đặt câu hỏi về không gian bao la bên ngoài Trái Đất.
14 món là đặc sản quốc gia nhưng phần còn lại của thế giới hỏi “Có thể ăn được sao?” / Đưa rùa khổng lồ 100 tuổi trở về đảo Espanola

Hình ảnh này được chụp lại ngày 23/5/2018 khi một tàu vũ trụ bay gần sao Mộc.

Mây và gió xoáy ở bán cầu bắc của sao Mộc trong một hình ảnh được chụp từ tàu vũ trụ Juno của NASA ngày 23/5/2018.

Hình ảnh này ghi lại quá trình hình thành của những đám mây xoáy ở cực nam của sao Mộc ngày 7/2/2018.

Một bức ảnh không rõ ngày tháng chụp miệng núi lửa Hale trên sao Hỏa do NASA công bố. Các nhà khoa học cho rằng những đường sọc trên các sườn núi có thể đã được hình thành bởi nước biển.

Cơn lốc xoáy của một cơn bão ở cực bắc của sao Thổ được chụp từ tàu vũ trụ Cassini ngày 27/11/2012. Bức ảnh này được NASA chụp từ khoảng cách 420.038 km so với sao Thổ.

Những vành đai sao Thổ được chụp từ tàu vũ trụ Cassini ngày 30/6/2014.

Nhà du hành vũ trụ của NASA Robert Curbeam làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế trong sứ mệnh STS-116 của tàu vũ trụ Discovery vào tháng 12/2006.

Hình ảnh Trái Đất được chụp từ tàu vũ trụ Apollo 17 vào tháng 12/1972.

Tàu vũ trụ Cassini ghi lại những Vết đỏ lớn trên sao Mộc từ khoảng cách 28,6 triệu km năm 2000.

Thiên hà NGC 2207 và IC 2163 nằm cách 140 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Đại Khuyển va chạm với nhau và dẫn đến sự hình thành của những ngôi sao mới.

Tethys, một trong những mặt trăng của sao Thổ, được nhìn từ khoảng cách xấp xỉ 1,8 triệu km từ tàu vũ trụ Cassini ngày 14/7/2014.

Viên Đá Nhỏ Nebula hay NGC 6818 được chụp bằng kính thiên văn Hubble và qua nhiều bộ lọc màu sắc khác nhau.

Hiện tượng nhật thực khi mặt trời bị sao Mộc che khuất được chụp từ tàu vũ trụ Galileo, vốn quay quanh hành tinh này từ năm 1995 - 2003.

Ảnh toàn cảnh sao Thổ với những vành đai tuyệt đẹp xung quanh do máy ảnh góc rộng của tàu Cassini chụp trong gần 3 giờ ngày 15/9/2006.

Hình ảnh Triton - mặt trăng lớn nhất của sao Hải Vương được chụp từ Voyager 2 năm 1989.

Một chòm sao mang tên NGC 299 được trông thấy gần Nubecula Minor - một thiên hà lùn gần Dải Ngân Hà.

Nhà du hành người Đức Alexander Gerst của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã chụp bức ảnh cực quang này từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ngày 9/9/2014.

Hình ảnh sao Hải Vương và mặt trăng Triton của nó được chụp từ Voyager II trong khoảng 3 ngày, sau khi đến gần sao Hải Vương nhất ngày 29/8/1989.

Sao chổi Halley được chụp bởi tàu thăm dò Vega của Liên Xô năm 1986.

Bức ảnh của Cơ quan Vũ trụ châu Âu công bố ngày 25/10/2001 cho thấy một lỗ đen khổng lồ trong lõi một thiên hà mang tên MCG-6-30-15 khi được nhìn qua vệ tinh XMM-Newton. Hình ảnh này đã giúp các nhà khoa học lần đầu tiên thấy năng lượng được giải phóng ra từ một lỗ đen.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Nửa đêm, báo hoa mai leo cây săn khỉ đầu chó và cái kết khó tin
CLIP: Vừa hạ gục được linh dương, báo săn đã vội vàng bỏ chạy khi con vật này xuất hiện
Kỳ diệu loài chim bay suốt 10 tháng không nghỉ: Ăn, uống, thậm chí “yêu” giữa không trung
CLIP: Sư tử đực tấn công chó hoang, cả bầy lao vào cứu đồng loại trong tuyệt vọng
CLIP: Cá lóc nhảy lên bờ tấn công chim để bảo vệ đàn con
CLIP: Bị đàn trâu rừng truy đuổi, bầy sư tử liều lĩnh vượt sông đầy cá sấu
Cột tin quảng cáo